Cập nhật diễn biễn cơn bão số 10, TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương cho biết: “Đến 7 giờ sáng nay (14.9) cơn bão cách bờ biển Đà Nẵng 500km, cách tâm bão dự kiến sẽ vào ở bờ biển Thanh Hóa, Quảng Bình 700km.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về ứng phó bão sô 10. |
Bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc hướng vào vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, bão tiếp tục mạnh lên khi vào bờ. Khả năng hơn 24 tiếng nữa bão sẽ đi vào vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, tức trưa hoặc muộn nhất là chiều mai (15.9) bão sẽ vào bờ.
Cấp độ gió mạnh nhất vùng tâm bão ở vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình ở cấp 12, Quảng Trị cấp 11, Quảng Ninh, Hải Phòng cấp 7-8, vùng biển Nam Định, Thái Bình, cấp 8-9.
Dự kiến lượng mưa sẽ rất nhiều từ khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ 300-400mm, các nơi khác lân cận khoảng 100-200mm, mưa trực tiếp từ cơn bão sẽ kéo dài đến hết ngày mai.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo các địa phương ứng phó bão số 10. |
Theo TS Hoàng Đức Cường, một điều đáng lưu ý là bão sẽ khiến thủy triểu dâng, nước dâng ven bờ Hà Tĩnh, Nghệ An lên tới 5-6 mét, ngoài khơi nước dâng đến 10 mét. Nước dâng rất nguy hiểm nhưng nước rút cũng nguy hiểm không kém tạo ra va đập khiến tàu thuyền hư hỏng.
Tư ngày 15-17.9 các sông Hà Tĩnh, Quảng Bình quảng Trị khả năng có lũ cấp 2-3. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa có khả năng có lũ quét, các tỉnh vùng biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh giáp Lào có khả năng hứng chịu sạt lở lũ quét từ biên giới Lào sang.
Về công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 10, đại diện Bộ Tư lệnh biên phòng cho biết: tính đến 6 giờ sáng nay đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.547 tàu/287.359 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
- Nghệ An ban hành lệnh cấm biển: Nghệ An là một trong những địa phương nằm trong tâm bão, báo cáo về tình hình ứng phó bão, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: "Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển từ 7 giờ sáng nay, tổ chức trực ban từ tỉnh đến cơ sở để theo dõi, chủ động ứng phó bão. 10 giờ sáng nay tỉnh sẽ họp trực tuyến với các huyện xã trên địa bàn tỉnh để ứng phó bão số 10.
Về tình hình tàu thuyền, tính đến 7 giờ sáng nay có 887 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Nghệ An, số phương tiện đang neo đậu có trên 2.900 phương tiện, tất cả các tàu thuyên đã nhận được thông tin về cơn bão và nhận được lệnh vào bờ.
Về tình hình sản xuất, tổng diện tích gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa có trên 95.000 ha, lúa hè thu đã được thu hoạch 100%, lúa mùa diện tích ít, đã thu hoạch được gần 30%. Tình hình các hồ chứ lớn nhỏ đều đảm bảo an toàn, tuy nhiên nếu mưa bão vào, cũng sẽ ản hưởng không nhỏ đến an toàn hồ đập.
Tỉnh Nghệ An kiến nghị Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho tàu cứu hộ cứu nạn có công suất lớn vào cảng Cửa Lò để hỗ trợ địa phương trong công tác ứng cứu.
- Hà Tĩnh di dời 47.000 dân: Ông Lê Đình Sơn – Bí Thư tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết: “Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đại phương hoãn tất cả các cuộc họp để tập trung ứng phó bão, huy động lực lượng quân sự, biên phòng, công an có mặt tại các địa điểm trọng điểm để chủ động ứng cứu hỗ trợ địa phương phòng chống bão.
Vấn đề quan tâm nhất là di dời dân, trước mắt chúng tôi đã chỉ đạo sơ tán trên 10.000 hộ dân với trên 47.000 người tại các vùng trọng điểm cửa sông, ven biển, vùng lũ quét có khả năng xảy ra.
- Quảng Bình tàu công suất lớn chưa có nơi neo đậu: Đại diện tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển, tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn; về thu hoạch lúa hè thu, đến ngày hôm qua đã thu hoạch xong.
Theo đại diện tỉnh Quảng Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng mai chúng tôi sẽ quyết định phương án di dời. Chúng tôi luôn nhắc nhở các địa phương luôn luôn chủ động phòng chống theo phương châm “4 tại chỗ”, các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn bởi mưa bão đều được
Các tàu đánh bắt ở các vùng biển xa không có điểm neo đậu, chúng tôi đang bế tắc trong việc bố trí tàu công suất lớn vào neo đậu tránh bão, đề nghị Chính Phủ hỗ trợ Quảng Bình về trước mắt và lâu dài xây dựng khu neo đậu tránh bão cho tàu công suất lớn.
Về công tác phòng chống bão số 10, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương: “Tích cực thông tin tới các phương tiện đang hoạt động trên biển để chiều tối nay các tàu thuyền phải cập bến an toàn trong bờ. Các địa phương hết sức lưu ý sắp xếp an toàn các phương tiên khi đã vào bờ, tránh để xảy ra thiệt hại, tính mạng con người khi đã vào bờ.
Chúng tôi yêu cầu các vùng biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa cần cấm biển ngay đối với các phương tiện nhỏ để tàu thuyền vào bến an toàn.
Các tỉnh trọng điểm, tâm điểm bão tổng rà soát phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; riêng tuyến đê biển đặc biệt lưu ý, vì đây là tháng triều cường cao nhất trong năm và là những ngày cao nhất trong tháng, các địa phương cần rà soát các điểm xung yếu, đã vật tư, trang thiết bị, phương án sẵn sàng khi xảy ra sự cố.
Về tình hình sản xuất, từ Huế trở ra đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng hết sức lưu ý tăng cường tập trung thu hoạch lúa mùa, lúa hè thu, bộ đội hỗ trợ lực lượng cùng dân thu hoạch lúa.
Chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay: “Đây là cơn bão mạnh nhất trong năm nay, tôi yêu cầu các địa phương có các phương án cụ thể, chủ động ứng phó để hạn chế cao nhất thiệt hại của cơn bão, tập trung đảm bảo an toàn các hoạt động trên biển, yêu cầu các tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn; đối với vùng ven biển, trên bờ, các địa phương cần tiến hành cấm biển trong ngày hôm nay, đảm bảo an toàn tàu thuyền vào nơi tránh trú; tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động tiêu úng nơi sản xuất và các đô thị; hướng dẫn hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất, lồng bè thủy sản; tập trung sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm, kiên quyết sơ tán, thậm chí cưỡng chế người dân sơ tán đến nơi an toàn.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đi lại qua vùng tâm bão.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, tiếp tục xả 2 cửa đáy ở hồ Sơn La, hồ Hòa Bình xả 3 cửa đáy, phát điện tối đa tất cả các tổ hợp cả ngày và đêm. Yêu cầu ngành điện thường xuyên thực hiện ý kiến Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai. Hồ thủy lợi, có biện pháp kiểm tra toàn bộ, những hồ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên để gia cố kịp thời, không để xảy ra sự cố. |
Theo Dân Việt