Nga loay hoay sắp xếp ván cờ Syria thời hậu IS

Thứ hai, 06/11/2017, 16:47
Còn nhiều rào cản cho hoà bình, hoà hợp dân tộc của Syria mà Nga vẫn tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia cho Syria là rất khó..

Nga có thể phải hoãn Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria

Nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/11 đưa tin, Nga đã quyết định hoãn kế hoạch tổ chức hội nghị toàn quốc về hòa bình cho Syria vào tháng 11 này, sau khi Moscow cảm nhận được sự thờ ơ từ Ankara và các đối tác phương Tây.

Như đã biết, Moscow dự kiến tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria sẽ diễn ra vào ngày 18/11 ở khu nghỉ dưỡng Sochi, với mục đích giúp các phe phái trong cuộc nội chiến Syria ngồi lại với nhau để cùng bàn về tương lai đất nước.

Phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin

Tuy nhiên, nhiều quốc gia phương Tây đã bày tỏ sự hoài nghi về hội nghị này, khi vẫn nhìn nhận nỗ lực cho hòa bình và tiến trình chính trị của Syria cần thực hiện qua cơ chế của Liên Hợp Quốc, mà cụ thể là các vòng đàm phán tại Hội nghị Geneva.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ ra khó chịu với kế hoạch của Nga, bởi sự kiện này có thể có sự tham gia của các nhóm người Kurd đang kiểm soát nhiểu vùng lãnh thổ ở bắc Syria, mà vốn bị Ankara coi là những nhóm khủng bố.

Kế hoạch tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria được Moscow thông báo sau khi kết thúc vòng đàm phán mới nhất về hoà bình cho Syria do Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng với Nga đứng ra làm trung gian và hậu thuẫn- Hoà đàm Astana.

Theo nhà đàm phán Nga Alexander Lavrentyev, các bên đã nhất trí đề xuất của Nga tổ chức hội nghị đối thoại dân tộc cho Syria, song "chúng tôi đã lập tức phản đối ý tưởng đó”, phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin khẳng định.

Nhà chính trị Thổ Nhĩ Kỳ còn cho biết: "Điện Kremlin sau đó đã liên hệ với chúng tôi và cho biết họ đã hoãn Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria. Vì vậy, có thể hội nghị đó sẽ không diễn ra vào ngày 18/11/2017, mà có thể diễn ra vào một dịp khác”.

Ông Kalin nhận định, nếu Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria diễn ra thì có thể "các nhóm chính trị đối lập ở Syria sẽ tham gia nhưng chỉ ở mức cử giám sát viên, chứ không cử đại diện chính thức. Còn Nga đã cho biết PYD sẽ không tham gia".

Dù Nga chưa lên tiếng xác nhận về thông tin do phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, song với quan điểm của Ankara cho thấy Moscow đã không thành công trong việc kiến tạo một nền hoà bình và một bàn cờ chính trị cho Syria thời hậu IS.

Những nguyên nhân...

Giới phân tích cho rằng, Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria không thể diễn ra hoặc nếu có diễn ra nhưng cũng không đạt kết quả như Nga mong đợi, là xuất phát từ những nguyên nhân quan trọng sau đây:

Nhà ngoại giao Nga Alexander Lavrentyev tại Hoà đàm Astana

Thứ nhất, Còn nhớ, ngày 31/10, đại diện Nga tại Hoà đàm Astana, ông Alexander Lavrentyev đã từng cảnh báo nếu các phe nhóm đối lập Syria tẩy chay đại hội toàn quốc do Nga bảo trợ, họ sẽ có thể bị gạt khỏi tiến trình chính trị tại quốc gia Trung Đông này.

Như vậy, vô hình trung thành phần Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria đã bị thu hẹp.

Bên cạnh đó, phe đối lập Syria đầu tháng 10/2017 đã tái chiếm thành phố Raqqa từ từ IS, nhưng chính phủ Syria bác bỏ thẳng thừng kết quả đó.

Việc Damascus từ chối công nhận Raqqa giải phóng được nhìn nhận là là thông điệp của chính quyền Syria gửi tới những lực lượng có hành động hay tiếp tay cho những hành động chống lại lực lượng đại diện và hành động vì chính nghĩa quốc gia.

Rõ ràng, chính quyền Syria đã lấy chính nghĩa quốc gia soi rọi tính chất mỗi chiến thắng, lấy luật pháp xem xét giá trị mỗi chiến công. Đây là việc làm thể hiện sự công minh và đã tạo ra động lực cho đoàn kết dân tộc.

Cảm nhận được điều đó, phe đối lập "treo chiến thắng Raqqa", để xuất hiện tại Astana. Do vậy họ phải được tham gia vào những chuyển động chính trị liên quan tới Syria.

Thứ hai, Nga tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria để các phe phái tại Syria đối thoại, tìm hướng đi cho tương lai của họ, song Moscow lại "đặt hàng" hội nghị.

Tổng thồng Assad cho rằng Hiến pháp Syria là của người Syria

Bởi theo ông Lavrentyev, Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria phù hợp với tiến trình hòa đàm ở Geneva được LHQ bảo trợ, song nhiệm vụ chính của hội nghị đối thoại này lại là tiến hành cải cách Hiến pháp của Syria.

Có thể thấy rằng, việc "đặt hàng cải cách Hiến pháp của Syria" cho Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria là chưa phù hợp với tiến trình chính trị của Syria lúc này, và điều đó có thể khiến cả phe đối lập và chính phủ Syria không đồng thuận với Moscow.

Còn nhớ, ngày 27/5/2016, khi Bloomberg, nhật báo Al-Akhbar của Li-băng cho hay Nga đã soạn xong bản Hiến pháp mới cho Syria, Tổng thống Assad đã khẳng định không có bản Hiến pháp nào được trình lên nhà nước Cộng hòa Ả Rập Syria.

Ông Assad còn nhấn mạnh: "Bất cứ bản Hiến pháp mới nào của Syria sẽ không được đưa ra bởi quốc gia khác, mà sẽ được thảo luận, nhất trí bởi chính người Syria, sau đó sẽ được đưa ra trưng cần dân ý. Mọi thứ khác sẽ là vô giá trị và vô nghĩa".

Như vậy, thông điệp của Damascus là rất rõ ràng - Hiến pháp Syria phải do người Syria thảo luận và thống nhất, đương nhiên là bao gồm cả vấn đề thới gian, thời điểm, nội dung và cách thức soạn thảo.

Thứ ba, Nga tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria trong bối cảnh còn nhiều vấn đề mâu thuẫn quốc gia của Syria và không thể giải quyết bằng đối thoại chính trị.

Trong số những mâu thuẫn tầm cỡ quốc gia của Syria thì vấn đề đia vị chính trị của người Kurd là một trong những vấn đề gai góc nhất. Do vậy, vấn đề này phải được xác lập và quan điểm của các bên phải được thống nhất trước khi có thể đối thoại.

Chưa tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề người Kurd ở Syria thì Nga không thể kéo Thổ Nhĩ Kỳ về phía mình trong ván cờ Syria thời hậu IS

Phe đối lập không để đại diện của người Kurd tham gia trong thành phần lực lượng này tại các cuộc đàm phán về tương lại Syria, cả ở Hội nghị Geneva lẫn Hoà đàm Astana. Thực trạng này cần phải được giải quyết trước khi nói đến hoà hợp.

Người Kurd đã đơn phương xác lập cơ chế chính trị tự trị của mình ở miền bắc Syria, vấn đề này sẽ được giải quyết theo xu hướng nào, cơ chế nào? Rõ ràng, yêu cầu cả chính quyền Syria và phe đối lập đều phải tìm được hướng ra cho vấn đề này.

Khi vấn đề địa vị chính trị của người Kurd chưa tìm ra hướng giải quyết thì mối đe doạ đối với Thổ Nhĩ Kỳ không thể hoá giải và thực trạng ấy không thể ngăn chặn Ankara có hành động nhằm diệt trừ hiểm hoạ từ Syria.

Rõ ràng, Moscow đã lo giải quyết vấn đề hoà hợp dân tộc trước khi xúc tiến vấn đề hoà giải giữa các phe phái tại Syria nên Ankara không hài lòng cũng là điều hết sức bình thường, song điều đó lại có thể khiến kế hoạch của Moscow không thành.

Khi Moscow gạt đảng Dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) ra khỏi Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria để làm hài lòng Ankara - như ông Ibrahim Kalin, phát ngôi viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết - thì vấn đề lại càng thêm bế tắc.

Thứ tư, Nga tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria khi chưa hoá giải được nước cờ của Mỹ xoay quanh Hezbollah, khiến phương Tây hoài nghi Moscow.

Có thể thấy rằng, việc Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Hezbollah và với các thế lực ủng hộ nhóm du kích này, là một nước cờ hiểm hóc của Washington đối với cả ván cờ Syria và bàn cờ chính trị Trung Đông.

Hành động của Washington có thể tạo ra mâu thuẫn giữa Moscow với Damascus và đặc biệt là với Tehran khi Nghị quyết 1559 của LHQ về giải giáp Hezbollah buộc tổ chức chính trị - vũ trang này phải tồn tại như một tổ chức khủng bố quốc tế.

Mỹ dùng còn bài Hezbollah khiến Nga không thể biến ván cờ Syria thành cờ tàn với Mỹ

Moscow muốn Damascus ngồi đối thoại với các đối thủ xem Hezbollah là khủng bố thì làm sao có kết quả và làm sao Tehran yên lòng?

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn