|
Bộ trưởng 11 thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP-11) ngày 9.11.2017 thống nhất về nguyên tắc thỏa thuận thương mại tự do mà không có Mỹ |
Khẳng định lại các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 02 năm 2016 (sau đây gọi là “Hiệp định TPP”);
Hiện thức hóa nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệp định này và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;
Đóng góp nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;
Thúc đẩy hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các bên; Tăng cường cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực; Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng; Hoan nghênh các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia Hiệp định này; đã nhất trí như sau:
Điều 1: Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
[1] Để chắc chắn hơn, không điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ dành bất kỳ quyền nào cho một Bên không phải là Thành viên của Hiệp định.
[2] Để chắc chắn hơn, bất kỳ thỏa thuận nào của các Bên trong việc kết thúc tạm đình chỉ thực hiện sẽ chỉ áp dụng đối với một Bên khi Bên đó đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
[3]Để dễ hiểu Phụ lục này, các Bên đã sử dụng dấu hai chấm để diễn tả một hoặc các phần nội dung cụ thể của một điểu khoản được tạm đình chỉ.
[4]Các Bên thống nhất rằng các đàm phán được quy định tại khoản 2 Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) sẽ được tiến hành không sớm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, trừ khi các Bên thống nhất khác. Các đàm phán đó sẽ được tiến hành theo yêu cầu của một Bên.
[5]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Brunei Darussalam. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn tới cụm “Bất kỳ biện pháp không phù hợp nào đã áp dụng hoặc duy trì” trong khoản này sẽ có nghĩa là bất kỳ các biện pháp không phù hợp đã được áp dụng hoăc duy trì sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Brunei Darussalam.
[6]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Malaysia. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn chiếu trong Phạm vi tới:
(a) “năm thứ nhất” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ nhất;
(b) “các năm thứ hai và thứ ba” sẽ có nghĩa là các giai đoạn một năm thứ hai và thứ ba;
(c) “năm thứ tư” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ tư;
(d) “năm thứ năm” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ năm; và
(e) “năm thứ sáu” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ sáu,
tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Malaysia.
Nước Mỹ có quay lại? Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gây bất ngờ cho mọi người khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - tên cũ của CPTPP) gồm 12 thành viên hồi tháng 1.2017.
11 thành viên còn lại tiếp tục đàm phán, điều chỉnh lại hiệp ước và đặt tên là CPTPP. Đại diện 11 thành viên CPTPP dự kiến sẽ ký thỏa thuận chính thức tại Chile vào tháng 3.2018.
Đến tháng 1.2018, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức ở Thụy Sĩ, ông Trump ngỏ lời rằng Mỹ có thể sẽ tái gia nhập hiệp định nếu có các thỏa thuận tốt hơn.
Một nhóm gồm 25 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ mới đây đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump quay trở lại bàn đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhóm thượng nghị sĩ nói trên chiếm gần phân nửa trong số 51 ghế của đảng Cộng hòa tại thượng viện và bao gồm các nhân vật kỳ cựu như John Cornyn, Orrin Hatch và John McCain, theo tờ The Washington Post ngày 20.2.
Các nghị sĩ này thúc giục Tổng thống Trump hãy tỏ ra “xông xáo” theo đuổi việc quay trở lại đàm phán TPP, mà theo họ góp phần ủng hộ nền kinh tế Mỹ và “thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực cùng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Theo Reuters, phiên bản cuối cùng của thỏa thuận lịch sử CPTPP đã được công bố vào ngày 21.2, phát đi tín hiệu cho thấy hiệp ước đang tiến thêm một bước đến gần hiện thực bất chấp sự vắng mặt của Mỹ.
|
Theo Thanh Niên