|
Trong câu chuyện "Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn", khi cô gái bị nạn nằm 1 mình trong đêm khuya, có những người đi qua ngoái nhìn nhưng không dừng lại cứu giúp |
Theo đại tá Trần Sơn, cựu phó trưởng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ va chạm và tai nạn giao thông.
Trong số đó, có nhiều nạn nhân được cứu sống nhờ được lái xe, người đi đường, người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, cũng có một số nạn nhân không được cứu sống, thương tật suốt đời vì không được giúp đỡ, vì thói vô cảm của một số người.
Đại tá Trần Sơn cho rằng thói vô cảm của một bộ phận người tham gia giao thông, tương tự chuyện 'cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn', đang là thực trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay, khi lòng nhân ái và sự sẻ chia đang bị lấn át bởi nhiều lý do. Thực tế cũng có những trường hợp vô cảm, thờ ơ, không dám... làm người tốt.
"Có nhiều ý kiến cho rằng vì có nơi công an hay gửi “giấy triệu tập” đến người giúp người bị nạn, nên dẫn đến “thói vô cảm”, bởi họ có cảm giác “người tốt mà bị xem như là… tội phạm". Bạn đọc. |
Sợ công an... mời làm việc?!
"Cơ quan công an mỗi khi viết giấy mời hay triệu tập người cứu giúp người bị nạn, thì cần mềm mại, chứ không nên khiến cho họ có cảm giác nặng nề nghĩ mình như tội phạm". Một lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an |
Tài xế taxi Vinasun liên quan trực tiếp tai nạn, cũng chỉ đứng nhìn thoáng chốc 13 giây, rồi thoát khỏi hiện trường |