|
Trung tâm Q.1 nhìn từ hướng Thủ Thiêm (Q.2) |
Trung tâm “cổ” nối đô thị mới
Trong ký ức của người Sài Gòn, Thủ Thiêm là vùng đất của đầm lầy với tên gọi là xóm Tàu Ô. Đây là nơi cư ngụ của nhóm hải tặc người Hoa trốn nhà Thanh sang cư ngụ.
"Với không gian sông nước hữu tình, ý nghĩa kết nối hiện tại và tương lai, KTS Nguyễn Ngọc Dũng |
Đến thế kỷ 18, để quản lý việc đi lại giữa đôi bờ sông Sài Gòn từ các khu vực khác về trung tâm, đồn binh Thủ Thiêm được ra đời. Tên gọi Thủ Thiêm cũng khai sinh từ đó. Cư dân tại vùng đất Thủ Thiêm ngày ấy chủ yếu sinh sống nhờ vào ruộng đồng. Một bộ phận khác lại chọn nghề chở đò nối đôi bờ làm kế sinh nhai.
Năm 1996, Chính phủ phê duyệt quy hoạch TP.HCM, xác định xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm bên bờ đông sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657 ha. Nằm ở vị trí chỉ cách khu vực lõi trung tâm lịch sử quận 1 một đoạn ngắn, đối diện sông Sài Gòn, bán đảo này được chọn là trung tâm tổng hợp mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố hơn 10 triệu dân cùng lượng lớn khách vãng lai và được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế, trở thành đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng giao thông cách trở, Thủ Thiêm vẫn chưa thể đột phá.
"Cầu đi bộ và nhiều cây cầu kết nối khác đáng ra phải có từ lâu rồi. Càng có nhiều sự kết nối bằng nhiều cách khác nhau thì càng đem lại hiệu ứng tốt về mặt đô thị. Không chỉ giải tỏa ùn tắc giao thông, khơi thông giao thương mà còn phá bỏ sự khác biệt về cảnh quan kiến trúc giữa đôi bờ sông, cải thiện thẩm mỹ cảnh quan ven bờ". KTS Nguyễn Hoàng Mạnh |
Theo nhiệm vụ tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, ở phía Q.1, chân cầu nằm trong khu vực công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chân cầu đặt tại công viên bờ sông khu A, phía Nam quảng trường trung tâm.
Xóa rào cản cảnh quan đôi bờKTS Nguyễn Hoàng Mạnh, CEO và KTS chủ trì của Công ty MIA Design Studio, nhận định dù chỉ cách trung tâm TP một con sông, nhưng Thủ Thiêm xưa giờ chưa thể phát triển xứng tầm, cảnh quan hai bên bờ sông vì thế cũng không được chỉnh trang, quy hoạch đồng bộ.
TP chỉ quan tâm quy hoạch đô thị, chỉnh trang bờ đông. Giao thông không thuận tiện, các nhà đầu tư cũng chưa nhìn thấy tiềm năng để đầu tư vào phía bờ bên kia. Một khi có hạ tầng kết nối, khu đô thị này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo sự cân bằng cảnh quan kiến trúc đôi bờ. Thủ Thiêm phát triển cũng là cơ hội để mở rộng vùng lõi đô thị hiện hữu, thực hiện hóa dần chủ trương giãn dân, giảm áp lực vùng nội đô TP.
Theo ông Mạnh, thông thường nhắc đến kết nối, mọi người sẽ chỉ nghĩ tới xây cầu cho xe cộ qua lại, không mấy ai ưu tiên cầu đi bộ. Tuy nhiên thực tế cầu đi bộ có vai trò rất quan trọng. Ở các nước phát triển, cầu đi bộ bắc qua sông rất phổ biến. Lợi thế sông nước, cảnh quan đôi bờ là những yếu tố thuận lợi để hình thành nên một công trình kiến trúc đẹp, mang tính thẩm mỹ, có thể trở thành điểm du lịch. Ngoài ra, cầu đi bộ còn thúc đẩy người dân có thói quen đi bộ, đi xe đạp tập thể dục, ngắm cảnh, vừa có lợi cho giao thông, vừa bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, KTS Ngô Viết Nam Sơn lưu ý cần có kế hoạch tổ chức giao thông ở hai đầu cầu vượt, bởi không thể có chuyện người dân đi xe đến đầu cầu bên này, gửi xe, đi bộ qua đầu cầu bên kia rồi lại bắt xe đi tiếp.
Theo ông Sơn, việc xây cầu đi bộ chỉ thu hút được người dân khi khoảng cách và thời gian đi bộ là ngắn nhất. Do vậy, cầu có thể tổ chức hoạt động dịch vụ thương mại dọc tuyến để người dân nghỉ ngơi đồng thời tạo nguồn thu; có mái che mưa nắng, thảm trượt song hành (tapis roulant - giống như kết nối các cổng lên máy bay tại nhà ga sân bay Singapore), để phục vụ cho lưu lượng người đi bộ cao và rút ngắn thời gian đi bộ.
Đồng thời, ở phía bờ Q.1 xây dựng tuyến xe buýt điện mini chạy vòng quanh trục Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi - bến Bạch Đằng; còn phía bờ Q.2 xây trung tâm xe buýt công cộng kết hợp các khu vực giữ xe để khuyến khích lượng người từ phía hai đầu đại lộ đông - tây gửi xe cá nhân, và dùng phương tiện công cộng đi vào trung tâm TP.
|