Trong series phim truyền hình Mỹ mang tên "Thung lũng Silicon" của HBO, thường xuất hiện cảnh quay kinh điển về khung cảnh làm việc tại các công ty ở đây. Vào giờ ăn trưa, thường xuất hiện các nhóm ba tới năm lập trình viên đi cùng nhau. Thành phần của nhóm đều rất giống nhau: một người da trắng cao và gầy, một người Trung Quốc gầy gò và một người Ấn Độ. Dù phân bố như thế nào, luôn có một lập trình viên với râu và mái tóc dài.
Không chỉ là cảnh phim, nó là mô hình được lấy ra từ trong thực tế. Các tập hợp này được ví như những "viên gạch" của hệ sinh thái trong Thung lũng Silicon và luôn có các nhóm người như vậy trong các công ty công nghệ.
Tuy nhiên, mọi người được ghép nối không phải vì theo ý của một đạo diễn nào cả, mà dựa trên yêu cầu công việc chung. Các kỹ sư Trung Quốc chịu trách nhiệm về nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật nền tảng, một dạng tầng dưới cùng của hệ thống. Các lập trình viên Ấn Độ có kỹ năng tốt ở cấp độ tầng thấp trong khi các nhân viên người da trắng phụ trách chủ yếu ở cấp độ cao nhất.
Một nhóm nhân sự điển hình trong các công ty ở thung lũng Silicon. |
Tuy nhiên, có một thực tế là ở Thung lũng Silicon, lập trình viên Trung Quốc ngày càng bị lép vế trước các lập trình viên đến từ Ấn Độ.
Các báo cáo về dữ liệu cho thấy hơn 60% sinh viên Ấn Độ có thể nhận được visa làm việc (tiêu chuẩn H-1B) của Mỹ, trong khi chỉ có 6% sinh viên Trung Quốc có thể có được nó, dù số lượng sinh viên Trung Quốc cao gấp 2-3 lần so với Ấn Độ. Người Ấn Độ chiếm 6% trong tổng số và các công ty sáng lập chiếm 15,5% trong số tất cả các công ty ở Thung lũng Silicon. Nếu công ty được thành lập bởi người nhập cư, người Ấn Độ sẽ chiếm 32,4%, vượt qua số lượng kết hợp của ba nhóm người có quốc tịch Anh, Trung Quốc và Nhật Bản.
Đi sâu vào chi tiết thì càng ngày, từ cấp quản lý đến cấp độ cao, nhiều công ty đang bị người Ấn "chiếm đóng". Một số người làm tại các công ty có đông người Ấn Độ cho biết họ rất phản cảm với văn hóa chửi thề của quốc gia này, nhưng không thể khắc phục bởi dù báo cáo lên quản lý vẫn không thay đổi tình hình khi việc này đã trở nên quá phổ biến ở nhiều công ty.
Trên các diễn đàn dành cho dân công nghệ, sự vướng mắc của các lập trình viên Trung Quốc và Ấn Độ là một trong các vấn đề phổ biến được đề cập. Trong những bình luận này, các kỹ sư Trung Quốc cho rằng các đối thủ người Ấn Độ tuy rất giỏi trong công việc, nhưng càng giỏi hơn trong việc tổ chức các nhóm hoạt động chung. Và những nhóm này dần chiếm lấy hết các tài nguyên như lợi thế ngôn ngữ, vấn đề chính trị trong văn phòng và môi trường làm việc.
Điển hình nhất là tại Google, sau khi Sundar Pichai (người Ấn Độ) trở thành CEO, ngày càng có nhiều người Ấn Độ gia nhập Google. Ở một mức độ nào đó, Google gần như trở thành một công ty được mở bởi người Ấn Độ với 4/13 thành viên của ban giám đốc là người Ấn. Áp lực cao tới mức Google đã phải hủy các thực đơn có thịt bò trong suất ăn cho nhân viên.
Rất nhiều CEO các công ty lớn đang là người Ấn Độ. |
Giờ đây, tại Thung lũng Silicon, mâu thuẫn giữa các kỹ sư Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên rất 'cởi mở', cho cả hai bên. Các nhà quản lý Ấn Độ chỉ tuyển dụng người Ấn Độ và chỉ thăng chức cho nhân viên Ấn Độ. Và kể từ năm 2015 trở đi, ngày càng có nhiều người Ấn Độ lên được các chức vụ trung và cao cấp, tới mức việc làm quen với giọng Anh độc đáo theo cách phát âm của người Ấn đã trở thành yếu tố mặc định.
Trước đây, lập trình viên Trung Quốc đông và rất có tiếng nói tại Thung lũng Silicon. Nhưng giờ đã khác. Trong các công ty công nghệ lâu đời như Google, Oracle, Cisco, Qualcomm và Microsoft, tỷ lệ nhân viên gốc Ấn giờ đã vượt xa nhân viên Trung Quốc. Một số bộ phận được cho là đã bị người Ấn Độ thống trị, từ nhân viên giám sát đến các kỹ sư. Người có quốc tịch Trung Quốc từ đa số nay đã trở thành thiểu số.
Nếu để ý, trong thời gian vài năm qua, lượng nhân sự cao cấp người Trung Quốc rời bỏ Thung lũng Silicon để trở về quê hương đã tăng lên chóng mặt. Năm 2014, cựu phó chủ tịch của Microsoft Shen Boyang đã trở về Trung Quốc để gia nhập LinkedIn. Một phó chủ tịch điều hành toàn cầu khác của Microsoft và người đứng đầu công cụ tìm kiếm Bing Qi Lu cũng đã từ chức và trở về Trung Quốc. Đến hiện tại, không còn nhiều CEO người Trung Quốc còn làm việc tại các công ty công nghệ Mỹ.
Trên thực tế, vấn đề cũng một phần xuất phát từ sự quản lý của chính quyền Mỹ. Hàng năm, có hơn 400.000 sinh viên quốc tế đang học tập tại Mỹ ra trường, nhưng tổng số visa làm việc có thể đạt được chỉ là 85.000. Trong số 85.000 thị thực làm việc này, hầu hết thuộc về người có quốc tịch Ấn Độ.
Theo báo cáo, Apple đã nộp đơn xin 1.750 visa nhân viên hạng H-1B từ 2001 đến 2010, nhưng số lượng này đã tăng gấp đôi lên 2.800 từ 2011 đến 2013. Và theo HfS, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ, hầu hết thị thực thuộc về người có quốc tịch Ấn Độ. Điều đó có nghĩa là sự phụ thuộc của Apple vào các kỹ sư Ấn Độ đã tăng lên trong những năm gần đây.
Năm 2016, số người Ấn Độ có visa làm việc ở Mỹ chiếm 2/3, trong khi quốc tịch Trung Quốc chỉ chiếm 5-10%.
Trung Quốc đang tìm mọi cách lôi kéo các tài năng công nghệ từ nước ngoài trở về. |
Tuy nhiên, ngoài vấn đề chính sách, một số nguyên nhân cũng được nêu tới như khả năng tổ chức và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng lập trình viên, kỹ sư Ấn Độ rất tốt. Điều đó giúp họ tăng thêm các cơ hội về việc làm và thăng tiến trong công việc. Chưa kể, các lập trình viên Ấn Độ thông thạo tiếng Anh hơn người Trung Quốc, giúp họ có nhiều lợi thế trong phỏng vấn và đàm phán, giao tiếp. Rõ ràng, những người có kỹ năng nhưng thiếu kinh nghiệm để mô tả mọi thứ bằng tiếng Anh, thường thất bại trong việc truyền tải kiến thức và mong muốn của bản thân.
Tuy nhiên, dường như chính phủ cũng như các công ty Trung Quốc lại không có biện pháp hỗ trợ và đang đón đợi việc này một cách hồ hởi. Bởi Trung Quốc đang thiếu một lượng lớn nhân sự cao cấp và nguồn bổ sung nhân tài từ Thung lũng Silicon sẽ cho phép họ có cơ hội tạo ra thêm nhiều Huawei, Alibaba và Tencent khác trong tương lai.
Theo GenK