Cuộc sống ở thành phố đắt đỏ nhất thế giới

Thứ ba, 03/04/2012, 09:58
Nhắc tới các thành phố có giá cả đắt đỏ nhất thế giới, thành phố đầy khói bụi Luanda thủ đô của Angola dường như không có đối thủ.


Đường xá lộn xộn, đầy "ổ gà" và chắp vá do nội chiến gây ra, thành phố này không hề có một chút vẻ đẹp hào nhoáng nào được như Tokyo, New York hay Matxcơva, không những thế, hơn nửa dân số ở đây có mức sinh hoạt phí dưới 2 USD một ngày.

Mặc dù ở trong tình trạng nghèo nàn với môt loạt các khu nhà ổ chuột, giá cả ở Luanda vẫn đang tăng chóng mặt. Mất 10.000 USD để thuê một căn nhà trong một tháng, một bữa ăn cho 2 người ngoài cửa hàng tốn khoảng 50 USD, một đêm ở khách sạn có thể tiêu tốn tới 400 USD và cần đến tận 16 USD để mua một cân khoai tây nhập khẩu.

Giá để thuê một chiếc ôtô tự lái thường sẽ là 90 USD/ngày, còn với dòng xe SUV (được khuyến cáo dùng do tình trạng đường xá không tốt ở nước này) sẽ phải mất tới 200 USD.
 

Đắt không tưởng

Khi Wina Miranda chuyển từ Indonesia sang Luanda vào năm 2008 với chồng cô là kĩ sư Erwin Santosa, cô đã biết rằng giá cả ở đây sẽ đắt đỏ hơn nhưng không biết rằng sẽ đến mức nào.

"Tôi đã biết được mức phí sinh hoạt và các phụ phí khác ở đây khi tôi lên Google tìm hiểu về Angola," người phụ nữ 34 tuổi này cho biết.

"Tôi không tìm thấy gì khác, không ảnh hay thông tin nào, chỉ có các câu chuyện kể về sự đắt đỏ ở đây. Nhưng chúng tôi không biết nó sẽ đắt đến mức nào cho đến lúc chúng tôi đến đây sống và thực sự trải nghiệm".

Wina Miranda cho biết 1 kg khoai tây có giá tới 16 USD.


Erwin, 34 tuổi, làm việc cho một công ty dầu mỏ quốc tế đồng ý chi trả chi phí thuê nhà cho gia đình (một căn nhà cấp 4 với 3 phòng ngủ ở phía Nam thành phố), chi phí đi lại cho anh và học phí cho cô con gái Orbin 7 tuổi ở trường quốc tế.

Wina cho biết phí sinh hoạt của gia đình chủ yếu là hàng hóa cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

"Gia đình tôi tiêu khoảng 2.000 USD mỗi tháng mặc dù chúng tôi không hề uống rượu", cô còn than phiền rằng thịt và rau củ là hai loại có giá đắt nhất.

"Chúng tôi là người châu Á nên ăn rất nhiều giá đỗ nhưng ở đây 1 túi có giá tới 6 USD còn thịt bò có khi giá tận 45 USD/kg và toàn là hàng đông lạnh chứ không phải đồ tươi".

Kỹ sư viễn thông người Bồ Đào Nha Fernando Azvedo, đã cùng vợ sinh sống ở Luanda từ năm 2010 cho biết chỉ có vài thứ là có giá hợp lý như bia (60 cent 1 chai), thuốc lá (1,5 USD/bao) và nhiên liệu - 40 cent/lít dầu diesel.

"Bạn có thể đi mua ở nhiều nơi để tìm chỗ có giá rẻ tại Luanda. Nhưng  bạn phải để ý tới chất lượng của sản phẩm. Chỉ có hoa quả là tôi mua ở các cửa hàng thường còn mọi thứ khác thì không ai có thể chắc chắn được chất lượng hay xuất xứ của nó".

Hàng tháng anh phải trả 5.000 USD tiền thuê nhà - số tiền này được công ty trợ cấp, ngoài ra anh cho biết có thể dễ dàng tiêu tốn đến 200 USD chỉ để có một bữa ăn bình thường với vợ ở ngoài cùng với một chút đồ uống.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng sau 20 năm nội chiến.


James Wilde, đã từng sống khắp mọi nơi trên thế giới và hiện tại đang ở Luanda làm cố vấn cho một công ty viễn thông của Đức nói, "Luanda chắc chắn là thành phố đắt đỏ nhất mà tôi từng đến cho đến khi nào vấn đề thuê nhà, ăn uống và các vấn đề thiết yếu của cuộc sống khác được chú ý quan tâm".

"Tiền thuê nhà quá cao. Một căn hộ 2 phòng ngủ ở Luanda có giá tới 4.500 USD một tháng. Lúc tôi sống ở Moscow, chỉ mất có 2.000 Euro một tháng còn ở đây thì phải trả đắt hơn trong không chất lượng thì không thể bằng".

Anh nói thêm: "Tôi nhớ lần đầu tiên đến đây tôi phải mua các thứ cho phòng bếp, lần đầu tiên tới cửa hàng tạp phẩm tôi phải trả 800 USD. Không thể tượng tượng nổi là các thứ còn không để đầy cốp xe nữa. Điều khó chịu nhất là chúng ta không nhận được những gì xứng với đồng tiền chúng ta trả, từ chất lượng tới dịch vụ. Nhưng tôi được trả lương để  làm việc ở Luanda nên phải chấp nhận và chắc chắn những người khác cũng ở trong tình trạng như tôi".
 

Những lý do không tưởng

Sao một thành phố như Luanda lại đắt đỏ đến vậy?

Có một vài lý do sau. Lý do chính là Angola vừa phải trả qua một thời kỳ nội chiến dài từ năm 1975, khi đất nước dành quyền tự chủ từ Bồ Đào Nha  và kéo dài tới tận năm 2002.

Trong suốt thời gian đó hầu hết các ngành công nghiệp, nông nghiệp trong nước đều phải tạm ngưng sản xuất và hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, đường sắt, hệ thống điện nước đều bị hư hỏng nặng.

Từng là một nước xuất khẩu cà phê và vải lớn  và tự cung tự cấp trong lương thực, nhưng hiện tại Angola phải nhập khẩu hơn 80% hàng tiêu dùng.

Nhiều người cho rằng Luanda là thành phố đắt đỏ nhất mà họ từng đến.

Mỗi hộp thực phẩm được mua ở Angola đều bao gồm rất nhiều chi phí liên quan để có thể đưa hộp thực phẩm đó vào Angola và nằm trên kệ bán của siêu thị.

Có vài người được coi là những nhà kinh doanh ưu tú của Angola, những người điều hành các công ty nhập khẩu, đã có một vài hành động để giảm thiểu chi phí, trong vài năm gần đây việc này được coi là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Jose Severino, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp (AIA), nhận xét, "Chúng ta có nguồn điện không  ổn định nên cần máy phát điện, hệ thống giao thông lạc hậu và nguồn nhân lực yếu kém tất cả các vấn đề đó đã đẩy giá hàng nội địa tăng cao, có nghĩa là hàng nhập khẩu vẫn còn có giá thành rẻ hơn so với hàng trong nước".

"Cho đến khi việc này còn tiếp diễn và thuế vẫn cao và nạn quan liêu còn diễn ra thì không thể thúc đẩy việc sản xuất trong nước và giá cả sẽ không thể giảm".

Jose Severino, cố vấn chính phủ, nêu ý kiến cần có sự phân quyền ở Luanda hoặc ít nhất là ở hệ thống giao thông để có thể giảm thiểu tắc nghẽn, việc này không chỉ gây tổn thất cho người dân về vật chất, thời gian, hoạt động sản xuất, xe cộ mà còn gây mệt mỏi cho họ. Giá nhà đất giảm?

Tin vui hiện nay là giá nhà đất đã có dấu hiệu đi xuống rõ rệt.

Daniel Esteves điều hành công ty bất động sản Imorizon ở Luanda. Ông là người Bồ Đào Nha, lấy vợ người Angola và đã sống ở đây được 5 năm.

Ông cho biết: "Đây là vấn đề liên quan tới cung và cầu. Càng có nhiều công trình hoàn thiện thì càng có nhiều sự lựa chọn và giá cả sẽ giảm dần. Hiện tại đa số giá thuê nhà đã rẻ hơn khoảng một nửa so với 3 năm trước và giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm nếu việc xây dựng vẫn được tiếp tục".

Daniel Esteves nói mọi người vẫn có thể thuê một căn hộ mới hoàn thiện ở ngoại ô Talatona với giá khoảng 15.000 USD, và giá thuê nhà cho một gia đình dao động từ 6.000 - 30.000 USD tùy thuộc vào trang thiết bị và nội thất đi kèm.

Esteves khẳng định, dòng người nước ngoài đổ về Luanda làm việc sau chiến tranh do bùng nổ  khai thác dầu và xây dựng đã khiến giá cả lạm phát nhanh chóng. "Hiện nay có rất nhiều công ty dầu mỏ, công ty đa quốc gia lớn đang tìm chỗ ở cho nhân viên ở đây nên đã gây ra tình trạng tăng giá nhà bởi vì họ sẵn sàng trả theo mức giá được đưa ra".

Nhưng trong khi Fernando Azvedo đồng ý rằng các công ty xuyên quốc gia là tác nhân gây tăng giá nhà nhưng đồng thời cũng phải nhớ rằng chính các chủ nhà ở Angola cũng đang thời cơ để kiếm chác.

Ông còn cho biết thêm trong khi những người nước ngoài chỉ thỉnh thoảng dám chi tiền  vào ăn nhà hàng hoặc các sản phẩm nhập khẩu giá cao ở siêu thị, ông cảm thấy các đại gia Angola đúng là những người mạnh tay.

"Tôi nghĩ người nước ngoài sinh sống tại đây là những người lo lắng về giá cả hơn ai hết và đang tìm kiếm một mức giá hợp lý cho các sản phẩm cần thiết", anh nói.

"Trong siêu thị, tôi nhìn thấy rất nhiều người giàu Angola mua đầy xe các mặt hàng đắt tiền như rượu Champagne, họ có vẻ không quan tâm lắm tới giá cả".
 

Quay lại thời kỳ tự cung tự cấp

Wina Miranda, cũng là một kỹ sư môi trường như chồng cô nhưng không làm việc tại Luanda, cho biết cô cũng như những người khác phải học cách tự xoay xở để đối mặt với giá cả ở đây. Cô luôn mang về một thùng thức ăn có thể để lâu sau mỗi lần về thăm nhà và gần đây cô còn phát hiện một trang trại của người Trung Quốc bán rau củ ngon với giá rẻ.

"Tôi biết một người có máy làm sữa chua, máy làm kem, máy làm bánh mỳ và cô ấy còn tự trồng bắp cải và giá đỗ," cô nói. "Ở đây không có nhiều việc để làm lắm nên bạn sẽ có thời gian để làm mấy việc đó".

"Tôi nhớ 10 ngày sau khi chúng tôi tới đây là sinh nhật con gái tôi tròn 4 tuổi và tôi đã hứa mua cho con bé một chiếc bánh hình búp bê Barbie nên tôi đã đi mua và nó có giá 360 USD. Một năm sau đó, tôi tự làm bánh cho con gái mình, đó chính là cách bạn học để sinh tồn bởi vì 1 chiếc bánh sinh nhật giá 360 USD là quá điên rồ."

Ed Corbett  một cố vấn kinh doanh người Anh đang sống tại Luanda. Anh nói tiếng Bồ Đào Nha và không thể nào giao tiếp được với người lái taxi địa phương hay mặc cả khi mua hoa quả ở cửa hàng ven đường và chấp nhận rằng đó là điều không thể đối với người nước ngoài.

Anh nói, giá cả đã giảm rõ rệt trong 18 tháng qua ngay cả trong siêu thị do sự cạnh tranh ngày càng tăng lên.
 

Theo VEF

Các tin cũ hơn