Không thể chữa dứt điểm cho "cô gái hóa bà lão"

Thứ năm, 17/05/2012, 10:27
Giáo sư Trần Hồng Cơ thuộc Trung tâm dịch vụ y khoa quốc tế của Bệnh viện China Medical University nói: "Bệnh của "cô gái hóa bà lão" Nguyễn Thị Ngọc Mai (Quảng Nam) liên quan đến gen, không thể trị dứt điểm".

 

>>Cô gái hóa bà lão "lột xác" nhờ mỡ bụng
>>Cô gái lão hóa ở Quảng Nam đã trẻ lại hơn 30 tuổi

>>“Cô gái thành bà lão” nhập viện cấp cứu


Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai tại buổi họp báo hôm qua 16/5
 

Điều trị lâu dài bằng thuốc

Sáng qua 16/5, tại TP.HCM “cô gái hóa bà lão” Nguyễn Thị Ngọc Mai ở Quảng Nam cho biết, vẫn mong muốn được các chuyên gia hỗ trợ để tiếp tục điều trị căn bệnh.

Sau một thời gian điều trị ở Bệnh viện China Medical University (Đại học Y khoa Trung Hoa của Đài Loan), ngày 14/5, chị Mai trở về Việt Nam.

Giáo sư Trần Hồng Cơ thuộc Trung tâm dịch vụ y khoa quốc tế của Bệnh viện China Medical Univecity, cho biết: “Dù gương mặt của cô vẫn còn phù nề do phẫu thuật thẩm mỹ nhưng hiện tại chị Mai đã có thể mỉm cười và nói được”.

Trước đó, vào tháng ba, chị Mai được văn phòng đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại Đài Loan tại TP.HCM đưa sang bệnh viện này để chữa trị miễn phí.

Theo ông Cơ, 40 chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Y khoa Trung Hoa của Đài Loan đã bước đầu chữa trị thành công cho cô gái 28 tuổi bị lão hóa này.

Theo những chuyên gia ở bệnh viện trên, bệnh của chị Mai rất phức tạp do bị nhiều biến chứng từ hội chứng Werner, như đau u nội tiết, xơ hóa phổi và teo mạch máu.

Sau hơn một tháng, chị Mai phải trải qua nhiều đợt chữa trị khác nhau và một đợt phẫu thuật sọ phức tạp, cùng nhiều giai đoạn phẫu thuật thẩm mỹ để phục hồi cấu trúc da bên ngoài.

Khi được hỏi liệu chứng bệnh này có điều trị được dứt điểm, ông Cơ cho biết, chị Mai mắc bệnh liên quan đến gen nên không thể trị dứt điểm mà phải điều trị duy trì bằng
thuốc.
 

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai
 

Mong được hỗ trợ điều trị

Mặc dù rất vui sướng và cho rằng “mình như được tái sinh một lần nữa khi các bác sĩ trả lại khuôn mặt trẻ hơn”, song chị Mai nói vẫn chưa tự tin hòa nhập cuộc sống.

“Tôi không biết mình sẽ sớm hòa nhập cuộc sống thời điểm này không nhưng tôi mong sẽ được hỗ trợ để điều trị tiếp”- chị Mai nói.

Theo các chuyên gia, qua xét nghiệm, em trai của chị Mai cũng mang gen bệnh nhưng bệnh chưa có biểu hiện phát ra ngoài. Hai con chị Mai cũng được khuyến cáo xét nghiệm để tìm gen bệnh.
 

Theo Tienphong

 

Các tin cũ hơn