Lùm xùm vụ đại gia 74 tuổi kiện đòi nhà vợ cũ

Thứ hai, 18/06/2012, 09:24
Cho rằng căn nhà 408 ở đường CMT8 là do mình đứng tên nên sau một thời gian dài ly hôn, vị đại gia này quay trở lại kiện đòi lại căn nhà với người vợ cả.

>> Đại gia Lê Ân kể chuyện đời sống với vợ trẻ
>> Đại gia Lê Ân cưới vợ trẻ vẫn không quên đòi nhà 'vợ già'
>> Mối tình "định mệnh" thứ 5 của đại gia 74 tuổi Lê Ân


Hiện Tòa án nhân dân quận Tân Bình đang thụ lý đơn kiện của ông Lê Ân (74 tuổi, ở Bà Rịa – Vũng Tàu) về việc yêu cầu TAND quận Tân Bình giải quyết tranh chấp sau ly hôn và khiếu nại UBND quận Tân Bình, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đó cho người vợ cũ.

Đại gia Lê Ân


Hiện ông Lê Ân là chủ tịch khu du lịch Chí Linh và Công ty Lê Hoàng tại Vũng Tàu. Vừa qua, vị đại gia này đã gây xôn xao dư luận khi cưới cô vợ tên Mai Thị Mai (20 tuổi).

Theo hồ sơ của vụ án, sau khi kết hôn, năm 1965, ông và bà L.N.L (người vợ đầu của ông Ân) cùng sống chung tại căn nhà số 408, đường CMT8, quận Tân Bình, TP.HCM. Theo ông Ân, căn nhà này do ông đứng tên. 

Năm 1980, ông Ân vượt biên thì bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ, ông Ân phải ngồi tù 4 năm. 

Sau khi ra tù, ông Ân và bà L ra tòa ly dị. Sau khi phiên tòa kết thúc, ngôi nhà 408 thuộc về quyền sở hữu của bà L. Không đồng tình với sự phán quyết của tòa án, ông Lê Ân đã làm đơn khiếu nại để đề nghị xem xét lại.

Cũng theo ông Ân, năm 1988, ông đã mua thêm căn nhà số 929 trên đường Tự Cường, quận Tân Bình, sát vách với căn nhà 408 mà ông và bà L đang tranh chấp. Thế nhưng lúc ông không có mặt, bà L đã đập tường căn nhà 408 (căn nhà đang tranh chấp) để lấn sang một phần của căn nhà 929 (do ông mua sau ly hôn). 

Sau đó, bà L đi chỉnh sửa lại hồ sơ để nới rộng diện tích ăn nhà 408.

Lê Ân có quyết định khiếu nại từ năm 1987 đến nay đã 25 năm nhưng vụ án vẫn chưa thể giải quyết. Giữa nguyên đơn và bị đơn vẫn chưa thống nhất quan điểm để cùng ngồi lại với nhau giải quyết sự việc.

Trao đổi với chúng tôi, ông L.Đ.E (con trai của ông Lê Ân và bà L, là bị đơn) cho biết, khi ông Lê Ân và bà L phân chia tài sản trong phiên tòa giải quyết đơn ly hôn của hai người thì ông Lê Ân đã đồng tình với sự phân chia tài sản của tòa án, căn nhà 408 thuộc về quyền của bà L. Thế nhưng, bẵng đi một thời gian, ông Ân lấy người vợ khác thì quay lại tranh chấp căn nhà.

Đại gia trong đám cưới với cô vợ trẻ 

Theo ông E, theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn, ông Ân phải có trách nhiệm cùng với bà L nuôi 6 người con (6 người con chung của ông Ân và bà L) đủ 18 tuổi. Nhưng sau khi  ly hôn, bà L tự xoay sở để nuôi 6 người con thành người mà không có sự giúp đỡ từ phía ông Ân.

Và cũng sau ly hôn, bà L chỉ lấy căn nhà 408 còn các tài sản khác như những tiệm thuốc tây…và căn nhà 406 cho ông Ân để ông có vốn làm ăn và sẽ đóng góp vào “quỹ chung” để nuôi 6 người con cùng với bà.

Ông E giải thích, theo luật hôn nhân gia đình thì mọi tài sản do hai vợ chồng làm ra thì đều là tài sản chung, cả hai cùng được thừa hưởng. Khi ly hôn thì phải có sự phân chia tài sản rõ ràng, theo sự phán quyết của tòa án và sự chấp thuận của hai bên vợ chồng. Điều đó, đã tồn tại từ lâu. Chính vì vậy, căn nhà hiện đang tranh chấp, nếu xét về lý thì đó là căn nhà chung của ông Ân và bà L.

Ông E khẳng định, ngày ông Ân và bà L ly hôn, ông Ân vừa mới thụ lý án tù về thì không thể có tài sản trong tay được. Vậy nếu không có những tài sản do bà L ủy quyền thì ông Ân không thể có vốn để làm tín dụng. Nhưng hiện nay, sau hơn 24 năm khởi kiện, vụ án vẫn chưa chưa được giải quyết. Đến nay, ông Ân vẫn khởi kiện đòi chia phân căn nhà theo tỷ lệ 7/3 (ông Ân 7, bà L 3).

Xét về luật khiếu nại tố cáo, ông Ân không có đủ điều kiện để khiếu nại. Bởi, sổ đất mà căn nhà hiện đang tranh chấp được cấp vào năm 2003 (theo luật đất đai năm 2003) chứ không phải theo luật đất đai năm 1993. Mà luật đất đai 2003 quy định rất rõ, một là được nhà nước giao, hai được nhà nước cho thuê. Nếu đi sâu hơn nữa là tính đến hạng mức sử dụng đất. 

Ông E giải thích: “khi nhà nước giao cho anh thì hạng mức tùy từng tỉnh thành, riêng ở TP.HCM mà ở quận Tân Bình, hạng mức sử dụng đất chỉ 160m2. Khi làm giấy tờ, căn nhà 408 gần 230m2 so với số quy định 160m2 thì số dư ra nhà nước sẽ được thu phí quyền sử dụng đất. Nhưng ở đây là đất giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng nên phần dôi ra, bà L phải trả tiền và tùy từng thời điểm mà bà L sử dụng”. 

Theo ông E nhớ lại, về phần diện tích căn nhà dư ra ở phía sau, ngay từ lúc ông Ân và bà L chưa ly hôn, ông E đã bò ra ngoài đó để chơi mà trong đơn khiếu nại ông Ân nói căn nhà 929 mua sau khi ly hôn là hoàn toàn không chính xác. Hơn nữa, trong giấy tờ mà ông E đang giữ liên quan đến căn nhà đang tranh chấp, không hề có tên của ông Lê Ân. Bởi, lúc mua căn nhà thì chỉ viết bằng tay, không có sự đứng tên của ông Ân hay bà L. Vậy ông Ân khiếu nại đòi tranh chấp căn nhà là vô lý.

Nhưng ông Lê Ân (nguyên đơn) cho rằng,  sau khi ly hôn với bà L, ông phải có trách nhiệm nuôi 3 người con, còn 3 người do bà L nuôi. Bởi theo ông, sau ly hôn, bà L là người nắm toàn bộ số tài sản của hai vợ chồng. Và do bà L là người “cạn tình” nên ông chỉ có trách nhiệm nuôi ba người.

Hơn nữa, ông Ân luôn khẳng định, căn nhà hiện đang tranh chấp là căn nhà do ông mua và ông là người đứng tên. 

Lê Ân giải thích: “ngôi nhà 929 trước năm 1975 nhà nước bán cho bà Mây. Tháng 3/1975, bà Mây đòi cho bà Khâm ở, bà Mây ở nhà bà Khâm. Hồi đó người con trai trưởng của ông vừa tròn 5 tuổi. 

Năm 1987, bà Khâm bán lại cho tôi. Lúc đó, ủy ban phương yêu cầu bà Khâm đo vẽ bản đồ để xác định không ai khiếu nại mới cho bán.

Năm 1988, phường xác nhận tôi được toàn quyền sử dụng, định đoạt căn nhà. Lúc đó, tôi cưới vợ nhưng do phải đi tù nên bị bà L quấy rối, người vợ của tôi phải đi xin ở nơi khác”.

Ông Ân cũng giải thích, từ khi tranh chấp đến nay đã hơn 24 năm nhưng vẫn chưa được giải quyết, là do ông “bận” thụ lý những án tù cho xong. Nay ông cưới người vợ mới nên muốn khiếu nại để “giành” lấy những tài sản thuộc về ông.
 

Theo VTCNews

Các tin cũ hơn