"Ngày đầu đi học" đầy xúc động của trẻ khiếm thị

Thứ ba, 18/09/2012, 09:05
Ngày đầu tiên đến trường của con luôn rất đáng nhớ với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Với những ông bố, bà mẹ có con khiếm thị thì khoảng thời gian đó quả thực rất đặc biệt!
Tới thăm trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vào một buổi chiều giữa tháng 9, được lắng nghe nhiều phụ huynh của học sinh khiếm thị chia sẻ chuyện đưa con đến trường, quả thực đã để lại trong người nghe rất nhiều cảm xúc. Xen lẫn sự xót xa những số phận kém may mắn, là sự khâm phục nghị lực của những "thiên thần" bé nhỏ này.
 
thi.jpg - 24.80 KB

Tất cả các em đều rất hồn nhiên và bản lĩnh. 

Vào mỗi dịp tháng 9 hàng năm, trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) lại mở các lớp học dành cho trẻ khiếm thị ở nhiều miền trong cả nước về học tập. Nhằm tạo điều kiện cho các em ở xa, không sinh sống trong địa bàn Hà Nội, trường có một khu nội trú để tiện cho các em sinh hoạt, ăn ở ngay trong khuôn viên trường.

Điều kiện vật chất đầy đủ, thầy cô hết lòng quan tâm, nhưng để cho con đi học xa nhà từ rất nhỏ (có em mới tròn 6 tuổi), đặc biệt con lại khiếm khuyết về thị giác, là cả một quyết tâm không hề nhỏ của các bậc phụ huynh.

Chị Ngô Thị Hậu (Thường Tín, Hà Nội), phụ huynh của em Ngô Tuấn Hùng (6 tuổi) chia sẻ: "Trước ngày đưa con xuống trường khai giảng, hai vợ chồng không thể ngủ được. Thực ra, để cho Tuấn đi học, hai vợ chồng không tự quyết được. Ông bà nội, ngoại đã phải thống nhất và động viên rất nhiều mình mới quyết định để con đi học".

Theo chị Hậu chia sẻ, chị sinh non bé Tuấn khi mới mang bầu 7 tháng. Tuấn mắc khuyết tật mắt bẩm sinh. Thương con thiệt thòi, nên vợ chồng chị luôn cố gắng vun vén tình yêu thương, chăm lo cho con từng ly từng tí.

Kể chuyện để con còn quá bé đi học xa nhà, mà nước mắt bà mẹ trẻ này cứ lặng lẽ ứa tràn: "Ở địa phương không có lớp học riêng cho trẻ khiếm thị. Mọi người nói rằng đừng vì thương con mà hủy hoại tương lai của con.

Chẳng có cha mẹ nào bao bọc cho con cả đời được. Để con sớm đi học ngày nào, sớm được tiếp cận với chữ nổi, sớm học cách tự chăm sóc cho bản thân sẽ giúp cho cuộc sống của con sau này tốt hơn".
 
thi1.jpg - 26.21 KB

Ban đầu, dù các em nhập học ở mọi lứa tuổi nhưng vẫn được ghép chung lớp
 
thi2.jpg - 23.49 KB

 Sau một thời gian làm quen với chữ nổi...
 
 
thi3.jpg - 51.75 KB
 
Được tập luyện những hoạt động sinh hoạt cơ bản, các em sẽ được tách lớp.
 
thi4.jpg - 31.73 KB
Trong những ngày tháng xa bố mẹ, học sinh khiếm thị sẽ được các cô giáo 
cũng là các "mẹ" ở trường chỉ bảo, chăm lo tận tình
 
Vì là năm học đầu tiên, nhiều bé mới nhập trường nên chưa quen môi trường sống cùng đường đi lối lại.

Ban giám hiệu trường Nguyễn Đình Chiểu cho phép phụ huynh được ở lại cùng con vài ngày trong khu nội trú, để trợ giúp cho các bé thích nghi với môi trường mới.

Hàng ngày, sau khi tan học, trong khi các con "mò mẫm" tìm lối đi về phòng, thì nhiều bà mẹ lặng lẽ theo sau. Thỉnh thoảng các mẹ lại hướng dẫn cách định vị các điểm mốc cho con di chuyển.

 
thi5.jpg - 28.35 KB

Bà mẹ Nguyễn Thị Vân (Gia Lâm, Hà Nội) đang hướng dẫn cho con gái
Nguyễn Thu Linh  
(8 tuổi) đường đi từ lớp học về khu nội trú.
 
thi6.jpg - 26.77 KB

Chị Vân cho biết, trước khi đi học, Linh gần như sống khép kín ở nhà. Ngay cả trường 
mẫu giáo ở địa phương không nhận Linh vì cháu khiếm thị. Bởi vậy chị rất lo
 lắng khi cho con đi học xa nhà.
 
thi7.jpg - 27.34 KB

Vì không an tâm nên mỗi sáng, chị Linh vẫn được chồng chở từ nhà ở Gia Lâm, cách
trường 
Nguyễn Đình Chiểu gần 20km, đến giúp con đi học. Cho tới khuya,
 khi bé Linh đã đi ngủ, hai vợ chồng chị mới trở về nhà
 
thi8.jpg - 23.51 KB

"Ngày đưa con đến dự lễ khai giảng, mình đã rơi nước mắt khi nghe nhà trường đọc
 diễn văn: Trường dang tay đón những mảnh đời không may mắn về học tập... 
Trước đó, mặc dù gia đình rất cô gắng nhưng Linh chưa từng được đi học
 mẫu giáo. Năm cháu 6 tuổi đã từng đến học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, 
nhưng bị ngắt quãng 1 năm vì trường xây dựng lại".

 
Ghé thăm khu nội trú của trường Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi thực sự khâm phục nghị lực vươn lên và khả năng thích nghi của các em. Có những em may mắn còn nhìn được một chút màu sắc, nhận dạng được hình khối, nhưng cũng rất nhiều em gần như hoàn toàn mất thị giác. Với những người bình thường, cuộc sống xa gia đình từ nhỏ quả thực đã chứa đựng vô vàn thử thách. Với trẻ khiếm thị, những thử thách này còn nhân lên bội phần.
 
 
thi9.jpg - 24.58 KB
 
Vượt lên số phận, nụ cười trẻ thơ vẫn hồn nhiên, trong sáng.
 
thi10.jpg - 34.80 KB
 
Nhiều năm học trong trường, cô bé này đã thuần thục từng bậc thềm, từng cây cột nhà...
 
thi11.jpg - 19.59 KB
 
thi12.jpg - 26.25 KB

Sau giờ học, tranh thủ gọi điện về cho bố mẹ.
 
thi13.jpg - 32.27 KB
 
Các bé đều được tập để tự làm mọi sinh hoạt: tắm giặt, ăn uống, học tập... 
 
thi14.jpg - 21.15 KB
 
thi15.jpg - 27.71 KB
 
thi16.jpg - 17.13 KB

Cậu bé ham học này, vừa rời trường, cất cặp sách đã ngay lập tức ngồi vào 
bàn làm bài tập.
 
thi17.jpg - 21.61 KB
 
thi18.jpg - 30.27 KB

Phòng nội trú khang trang, sạch sẽ với khoảng 6-8 chiếc giường tầng, bàn ghế, và tủ đồ 
dùng cá nhân. Đây là mái nhà thứ 2 của học sinh khiếm thị, nơi hình thành kỹ năng
 sống và nuôi dưỡng ước mơ cho tất cả các em!
 
Rời khỏi khu nội trú, chúng tôi chứng kiến cảnh một bà mẹ lặng lẽ đứng nhìn cậu con trai nhỏ đang lần theo tường, đi dọc hành lang tới nhà ăn tập thể.

Có lẽ đây là những “ngày đầu tiên đi học” nên cậu bé rất vụng về, liên tục vấp ngã trên đoạn đường chỉ vài chục mét. Kiên quyết để con tự đứng dậy, tự bước đi sau nhiều cú ngã đau, mà nước mắt bà mẹ này cứ lặng lẽ rơi.

 
Theo Afamily

Các tin cũ hơn