Không có sân chơi thật, trẻ “dồn” sang sân chơi ảo

Thứ hai, 17/09/2012, 13:57
Có tới 664.000 trẻ em nhưng Hà Nội - được nhận định là nơi có nhiều điểm vui chơi nhất cả nước - mới chỉ có 2.184 điểm vui chơi. Thiếu sân chơi thật, trẻ dồn sang sân chơi ảo và kéo theo sau nó rất nhiều hệ lụy.

>>Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ em ở Phú Mỹ Hưng 
>>Quyên góp áo trắng cho trẻ em nghèo
>>Trẻ em trong những cuộc chia ly 
>>Trẻ em nghèo xem hát miễn phí

“Đỏ mắt” tìm sân chơi giữa phố

Có tới 664.000 trẻ em nhưng Hà Nội - được nhận định là nơi có nhiều điểm vui chơi nhất cả nước - mới chỉ có 2.184 điểm vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, có đến gần một nửa đã cũ kỹ nay vẫn chưa được đầu tư, cải tạo. Thậm chí nhiều điểm còn bị người lớn chiếm dụng, kinh doanh sai mục đích.

 
viahe.jpg - 56.12 KB

Thiếu sân chơi, vỉa hè biến thành sân đá bóng thiếu nhi

Không chỉ có Hà Nội mà tại nhiều thành phố lớn khác, trong khi các khu cao ốc, trung tâm thương mại liên tục “mọc lên như nấm”, thì lại quá ít những địa chỉ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em được đầu tư xây dựng. Thiếu sân chơi thật, nhiều trẻ em đã chọn cách giải trí trên mạng Internet thông qua các sân chơi ảo. Tuy nhiên, việc thiếu định hướng, quản lý và một số bất cập của những sân chơi này kéo theo rất nhiều hệ lụy. 

Hệ lụy của các “điểm đen” trên sân chơi ảo

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 2/3 học sinh tiểu học ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ chơi game online trong ngày thường, có em chơi liên tục trên 10 giờ liền. Trong khi đó, tỉ lệ trò chơi game online có tính bạo lực rất cao (chiếm 77%), trò chơi có tính cờ bạc là 9% và chỉ 14 % là thể thao, giải trí.
 
 
viahe1.jpg - 55.43 KB

Giải trí trên sân chơi ảo nhiều cám dỗ, lắm điểm đen
 
Còn theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, thậm chí tử vong; một số học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn rồi quay lip tung lên mạng; tình trạng trẻ em bỏ học hoặc trốn học tụ tập thành “băng, nhóm”, sử dụng hung khí gây ra không ít vụ án nghiêm trọng đang là mối quan ngại của toàn xã hội. 

Hầu hết những em này khi được hỏi đều trả lời do bắt chước những nhân vật “siêu nhiên” trong thế giới game, không có sự định hướng của người lớn hoặc chẳng có trò chơi gì bên ngoài nên “đành” vào quán Internet “giải trí” với những “trò chơi đen”…

Tìm đâu sân chơi trực tuyến lành mạnh?

Rút ra rất nhiều kinh nghiệm khi cậu con trai lớp 4 trở nên “siêu lướt web” chỉ sau 1 tháng hè, mẹ bé Ngọc Nam chia sẻ: “Trẻ con nhiễm các trò trên internet nhanh lắm. Thế nên cha mẹ phải là “đầu lọc” để tìm tốt ngăn xấu. 

Trước đây, mới chỉ có các hãng game nước ngoài cung cấp các trò chơi mang tính giáo dục luyện nhanh mắt, nhanh tay, nhanh trí, khả năng tính toán, logic thì nay một số nhà cung cấp Việt Nam đã bắt đầu tung ra các webgame theo độ tuổi với giao diện thuần Việt thân thiện. Nhờ thế mà việc tìm game cho con chơi cũng dễ dàng hơn.
 
viahe2.jpg - 40.11 KB

Webgame Đảo IQ là một môi trường tương tác trực tuyến giúp trẻ kết bạn, học mà chơi, chơi mà học

Mới đây, mình được giới thiệu webgame thử nghiệm Đảo IQ với giao diện thuần Việt dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Mình đã vào chơi thử và quyết định cho con tham gia sân chơi này.

Có khá nhiều game hay giúp luyện trí nhớ như Vườn trái cây, giúp trẻ luyện cách ghép từ như Ô chữ hàng ngày với Vẹt thông thái, Thợ sắp chữ tài ba hay lồng ghép khoa học thường thức vào trong trò chơi như Vòng đời của nước trong tự nhiên.

Có cả một cộng đồng trong Đảo IQ để các con cùng chơi, trò chuyện qua chat và tương tác qua nhiều hoạt động chung. Giao diện của webgame thuần Việt nên rất thân thiện với trẻ. 

Mình hi vọng webgame này sẽ nhanh chóng phát hành và có nhiều nhà cung cấp Việt đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực game giáo dục tạo ra môi trường giải trí tương tác trực tuyến lành mạnh cho trẻ.”


 
Theo Vietnamnet

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn