Sau khi clip “Việt Nam, hình hài một chữ S” đưa lên mạng, chỉ sau hai ngày đã thu hút hơn 80.000 lượt xem. Hầu hết đều muốn có những bài giảng lịch sử như vậy để giúp giới trẻ yêu môn học hơn. Thậm chí, có những bạn cho rằng, 12 năm học sử không bằng 10 phút xem clip này.
Dương Tố Đào. |
Dương Tố Đào, tác giả của clip đã có những chia sẻ xung quanh tác phẩm đặc biệt này.
Dương Tố Đào, 24 tuổi, quê Cà Mau, là sinh viên năm 4 ngành Đồ họa ứng dụng, ĐH Công nghệ Sài Gòn. Hiện Tố Đào đang là một designer. Clip “Việt Nam, hình hài một chữ S” là đồ án tốt nghiệp của Tố Đào, được thực hiện trong thời gian ba tháng. |
- Cảm giác bạn thế nào khi clip “Việt Nam, hình hài một chữ S” chỉ mới tung lên mạng có 2 ngày nhưng đã thu hút hơn 80.000 lượt xem và có rất nhiều có phản hồi tích cực?
- Mình cảm thấy rất bất ngờ và rất vui, mình không nghĩ lại được mọi người quan tâm đến như này. Mình muốn gửi lời cảm ơn các bạn đã quan tâm, góp ý tới đồ án tốt nghiệp .
- Trong đề tài lịch sử có nhiều chủ đề, vậy sao bạn chọn “Việt Nam, một dải hình chữ S”?
- Đầu tiên, trong khoa mình khi làm đồ án tốt nghiệp đươc chọn 4 mảng: xã hội, thương mại, chính trị, phong cách sống. Mình chọn xã hội và đề tài lịch sử này chính là do cô giảng viên hướng dẫn gợi ý.
Cô bảo mình thử suy nghĩ kết hợp lịch sử Việt Nam với ngôn ngữ đồ họa infographic. Sau đó mình lên ý tưởng và chọn chủ đề “Việt Nam, hình hài một chữ S” để nói về cương vực lãnh thổ Việt Nam.
Với suy nghĩ đa phần cuộc chiến giữa các quốc gia xảy ra với nhau đều bắt đầu từ việc tranh chấp, xâm chiếm lãnh thổ của nhau, vì vậy, đi đôi với tiến trình phát triển, thay đổi cương vực của lãnh thổ đất nước sẽ là những sự kiện, cột mốc liên quan đến nó. Từ đó người xem sẽ có một cái nhìn cơ bản về kiến thức sử Việt Nam thông qua một chuỗi xâu kết xuyên suốt đó là “cương vực lãnh thổ”.
Cuối cùng để người xem thấy được, tuy đất nước ta có diện tích nhỏ bé nhưng để có được và giữ được nó lại là cả một quá trình vô cùng gian nan, vất vả.
- Quá trình làm ra sản phẩm ý nghĩa này diễn ra như thế nào?
- Sau khi chọn đề tài, mình phải thu thập và nghiên cứu những tư liệu về lịch sử rồi lên ý tưởng, nội dung chính cho clip, đến kịch bản phân cảnh. Sau đó tìm ý minh họa cho khung hình.
Tìm được ý rồi thì thiết kế tất cả các khung hình và viết kịch bản chuyển động. Khâu cuối là phần kỹ thuật: chuyển động, âm thanh - mình có nhờ bạn bè trợ giúp. Mình đã sử dụng các phần mềm Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe After Effect để thực hiện clip này.
Quá trình hình thành một dải đất nước. |
- Là một sinh viên chuyên ngành đồ họa, vậy bạn đã có những cách nào để đủ hiểu biết về lịch sử ViệtNam, nhất là từng thời kì và sự mở rộng lãnh thổ từng thời kì lịch sử một cách chính xác nhất có thể. Ngoài tài liệu tham khảo, bạn có người tư vấn là một chuyên gia về lịch sử nào không?
- Mình rất tiếc là không có cơ hội để gặp gỡ và quen biết chuyên gia nào về lịch sử, những tư liệu mình tham khảo và nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau nên gặp rất nhiều khó khăn.
Từ lên các trangYoutube xem clip đến mua sách giáo khoa từ lớp 4–12 tham khảo, hoặc Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, hay tra cứu Wikipedia. Mỗi nguồn có khi ghi những con số và năm tháng khác nhau, mình phải lọc lại và tìm cái chung nhất.
- Clip tung lên, đã có những nhận định là “nhiều điểm sai kiến thức lịch sử”. Bạn nghĩ vấn đề này như thế nào và sẽ giải quyết ra sao?
- Mình thừa nhận điều này. Vì lịch sử Việt Nam là một kho tàng khổng lồ không phải ai cũng tiếp cận, xem, nghiên cứu hết được. Đồ án của mình cũng vậy, không là ngoại lệ. Vì vậy, nếu có bất cứ thông tin nào trong clip bạn cảm thấy không chính xác mong nhận được sự góp ý và thông cảm từ mọi người. Và cũng cho điều may mắn là mình những phản hồi rất dễ thương, xúc động và thiện chí.
- Clip mình làm là một dạng Motion graphic thể hiện bằn ngôn ngữ infographic kết hợp. Đây là một thể loại đang phát triển, và được ứng dụng rất nhiều. Clip của bạn sinh viên Nhật cũng vậy, mình với bạn ấycũng làm chung 1 thể loại – thể hiện điều mình muốn.
- Clip thực sự ý nghĩa, để lại cảm xúc cho người xem, nhưng cũng có một số cho rằng ý tưởng của bạn có phần giống bài thuyết trình của sinh viên Nhật?
- Còn về ý tưởng, nếu xem kỹ, câu chuyện và chủ đề của 2 clip hoàn toàn khác nhau. Clip của bạn Nhật Bản nói về những mặt trái đang tồn tại trong xã hội mà người Nhật cần phải nhận ra. Còn clip của mình là về đề tài lịch sử, nói về tiến trình hình thành lãnh thổ của đất nước, thông qua đó các bạn có thể tiếp nhận kiến thức cơ bản một cách xuyên suốt và dễ dàng nhất có thể.
- Nhiều người sau khi xem xong mong muốn có những bài giảng lịch sử theo cách này cũng như muốn clip có thêm thêm phụ đề nhiều thứ tiếng. Bạn nghĩ gì về điều đó?
- Nếu có cơ hội mình cũng muốn làm thêm và mình cũng hy vọng những bạn khác yêu thích mảng đề tài này và làm ra nhiều clip cho các bạn trẻ xem. Clip đã có phần phụ đề tiếng Anh trên mạng, bấm vào nút CC là có thể xem được. Còn những thứ tiếng khác mình mong nhận được sự hổ trợ từ mọi người.
Theo Infonet