Ngắm trai Hà thành hóa gái xinh ẻo lả

Thứ tư, 20/02/2013, 09:36
Mặc áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc, chít khăn mỏ quạ, các chàng trai tuấn tú của làng Triều Khúc, Hà Nội hóa thân thành các “con đĩ” trong điệu múa bồng cổ xưa.

Lễ hội đặc biệt này diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong đám rước, cùng với đoàn tế lễ là các “con đĩ” được lựa chọn kỹ càng từ thanh niên, đàn ông trong làng. Đó hoặc là các trai tân, hoặc là đàn ông có đủ "nếp tẻ", có đạo đức, không mắc việc tang. Sau một thời gian dài luyện tập, họ sẽ được tham gia vào lễ rước thánh với hình hài phụ nữ trong điệu vũ cổ xưa.

Le hoi

Trong đám rước Thánh của làng Triều Khúc...
Le hoi

Các chàng trai tái hiện điệu múa bồng cổ xưa.

Le hoi

Trước buổi diễn họ cẩn thận sửa sang áo mũ đẹp đẽ...

Le hoi

...  và ôn lại kế hoạch “tác chiến” trước khi vào hội.

Các “con đĩ” được xếp theo từng cặp, thường là 3 cặp với 6 người, trong đó 4 chàng trai tân sẽ được ưu tiên đứng trước, người đã có gia đình đứng sau. Tất cả đều được trang điểm đỏm dáng, đầu chít khăn mỏ quạ màu đỏ tươi, bên trong mặc quần áo trắng, cổ quàng tấm lụa hình lá sen có thêu hoa lá, mặc váy nhiễu đen dài được điểm tô thêm bởi những dải lụa màu rực rỡ.

Le hoi

Theo nhịp điệu nhanh chậm của dàn nhạc được điều chỉnh bởi thanh la, trống cái...

Le hoi

... 4 trống con theo chầu ...

Le hoi

... và những chiếc trống bồng đeo trước bụng, các chàng trai say sưa múa.

Các anh chàng giả gái sẽ vận dụng “đường cong” cơ thể, co tay, gập gối, xoay tròn rất dẻo theo nhịp điệu nhanh chậm được điều chỉnh bởi dàn nhạc (trống và thanh la), miệng lúc nào cũng cười tươi, mắt lúng liếng lúc như đưa tình, lúc như hờn dỗi... Tất cả tạo cho khán giả xem hội cảm giác thích thú, hưng phấn.

 Le hoi

Điệu vũ uyển chuyển, khi tách xa...

Le hoi
... lúc lại vào gần như vờn nhử...

Le hoi
... cho tới khi hai chiếc trống bồng chạm nhau.

Điệu múa “con đĩ đánh bồng” (còn được gọi tắt là “múa bồng”) là một trong những điệu múa dân gian cổ xưa nhất còn được lưu truyền và gìn giữ cho đến hôm nay. Tương truyền, điệu múa này được ra đời cách đây hơn 1.200 năm cùng với câu chuyện đánh giặc nhà Đường của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng – vị Thánh được dân làng Triều Khúc tôn làm thành hoàng làng.

Le hoi

Kết hợp cùng đôi chân nhún nhảy là dáng điệu đà của những ngón tay và gương mặt rạng rỡ...

Le hoi

Trong vai “con đĩ”, khi các chàng duyên dáng và không kém phần lả lơi.

Le hoi
Những người đến xem hội đều thích thú và háo hức chờ đợi màn múa bồng. Không chỉ những người lớn mà trẻ con cũng mê tít hội làng.

Ông Triệu Khắc Cương – thủ từ đình làng Triều Khúc hóm hỉnh giải thích: “Lính lệ đi chiến đấu không có điều kiện gần gũi phụ nữ. Cả ngày trận mạc mệt mỏi, đến tối ngồi không nghỉ ngơi, chẳng có gì giải trí cũng buồn chán. Ngài Phùng Hưng và các quan văn khi đóng quân ở làng Triều Khúc đã sáng tạo ra điệu múa “con đĩ đánh bồng”.

Các ngài lựa chọn trong quân những người nhẹ nhàng thanh thoát, cho mặc quần áo phụ nữ sặc sỡ, đeo trống bồng trước bụng, có thêm cả một “ban nhạc” để phụ họa. Các "con đĩ" giả gái sẽ lả lướt, bắt chước các động tác của phụ nữ. Mỗi khi thắng trận, để tổ chức ăn mừng chiến thắng và khích lệ tinh thần của nghĩa quân, điệu trống bồng đều được diễn tấu.” 

Ông nói thêm, điệu múa bồng được diễn tấu trong đám rước đình làng. Theo lệ xưa, đình làng là nơi cấm kỵ với phụ nữ, nên các “con đĩ” lả lơi của làng Triều Khúc vẫn là các chàng trai.

Theo TTVN

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích