Trong buổi họp báo thường kỳ cùng ngày, bà Hua Chunying - phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết “Đài Loan cần thận trọng với các chủ đề nhạy cảm”, và “hy vọng Vatican sẽ có các bước đi phù hợp hơn để cải thiện quan hệ giữa hai bên và gỡ bỏ các rào cản”.
Khi Ðức Giáo Hoàng Francis I vừa được bầu, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng ngay lập tức “bày tỏ quan điểm”, nhắc nhở Vatican.
Thứ nhất, phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và công nhận chính quyền Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của “một Trung Quốc” thống nhất. Thứ hai, không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc kể cả vấn đề tôn giáo.
Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ với Vatican vào năm 1951 sau khi Tòa thánh thiết lập ngoại giao với Đài Loan. Đến năm 1957, Trung Quốc thành lập Giáo hội Công giáo chính thức.
Hiện chỉ có 23 quốc gia chính thức công nhận quốc gia Đài Loan và Vatican là nước châu Âu duy nhất có quan hệ ngoại giao với nước này.
Bà Sử Á Bình cho biết, ngay sau khi Giáo hoàng Francis I được bầu, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Mã Anh Cửu tới dự lễ đăng quang của ông. Bà nhấn mạnh thêm, hành động này hoàn toàn phù hợp với quy tắc ngoại giao. Đại sứ quán Vatican tại Đài Loan cũng bày tỏ sự hoan nghênh chuyến thăm này.
Lần gần nhất lãnh đạo Đài Loan tới Vatican là khi Tổng thống Trần Thuỷ Biển dự lễ tang Giáo hoàng John Paul II năm 2005. Khi đó Bắc Kinh đã không gửi đại diện và còn phản đối sứ quán Italy đã cấp visa cho ông Trần.
Nhiều lần Tòa thánh từng sẵn sàng hy sinh mối quan hệ với Đài Loan để nối lại quan hệ với Bắc Kinh, điều kiện là quyền tự do tôn giáo được đảm bảo và Giáo hoàng có quyền bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc. Tuy vậy, tới bây giờ, Bắc Kinh vẫn không đồng ý, dù ở đại lục ước tính có khoảng 10 triệu giáo dân theo Giáo hội La Mã..
Việc Trung Quốc luôn giữ quan điểm Đài Loan là một phần lãnh thổ không có gì mới. Nhưng nước này đã hơi quá phận khi phản ứng với hành xử của một quốc gia không có mối quan hệ ngoại giao.
Theo Sống Mới