Theo các nhà khoa học, trong tương lai không xa, sâu bọ có thể sẽ thay thế thịt trong các siêu thị vì thịt lợn, bò gà là nguồn phát rất nhiều khí methane, một khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn ô nhiễm hơn cả CO2. Sâu bọ cũng chứa rất nhiều protein, nhưng có lợi thế là ít chất béo, mà lại thải rất ít khí CO2, giá lại rẻ hơn nhiều so với thịt. Ăn sâu bọ, côn trùng còn có cái lợi là không sợ bệnh bò điên, lợn tai xanh, cúm gia cầm hay sán lá.
Đọc những nghiên cứu đã được chứng minh trên, không ít người Việt Nam đã cảm thấy tự hào vì các món ăn từ sâu, rắn rết, chuột bọ vốn là những món ăn yêu thích của nhiều người ở nước ta không những chỉ ngon mà còn rất có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường.
Tiêu thụ thực bẩn đi là tiết kiệm, chống lãng phí
Người Việt ăn bẩn cũng là một cách để tiết kiệm thực phẩm |
Nhiều người nước ngoài đã tỏ ra khiếp sợ, thậm chí đánh giá cách ăn và các món ăn của Việt Nam ghê và không sạch sẽ, tuy nhiên đó là đánh giá có phần chưa chính xác, nếu nhìn vào thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì người Việt ăn bẩn cũng là một cách hữu hiệu bảo vệ trái đất.
Mỗi khi có bài viết, hay có các thông tin về thuốc biến thịt ôi thành thịt tươi, phù phép thịt lợn thành thịt bò, chất ung thư, lòng thối tuồn về thành món ngon trên bàn nhậu.... ai cũng cảm thấy lo lắng cho những thứ hàng ngày được đưa vào dạ dày mình có phải là đồ vứt đi đúng như trên báo nói.
Tuy nhiên, dường như số lượng đang có rất nhiều người nghĩ theo chiều hướng tích cực, những loại thực phẩm mà người cứ nhắc đi nhắc lại là bẩn, độc, đáng vứt đi ấy cũng vẫn là đồ ăn. Việc tận dụng lại những đồ ăn đó có thể góp phần cho việc tiết kiệm, đỡ lãng phí thực phẩm và cả bảo vệ môi trường khi đã góp phần hạn chế xả rác.
Theo báo cáo của LHQ, ước tính trên thế giới có khoảng 870 triệu người thiếu lương thực trong giai đoạn 2010 - 2012, trong đó có 852 triệu người ở các nước đang phát triển. Nếu con số này có vẻ hơi xa xôi thì chỉ cách đây ít ngày, báo chí đã liên tục đưa thông tin về 1.682 hộ dân (8.785 nhân khẩu) ở 8/9 xã, thị trấn của huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa (cách TP khoảng 250km) đang có nguy cơ thiếu đói lương thực mùa giáp hạt (vào tháng 4 và tháng 5- 2013).
Trong hoàn cảnh tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở khắp mọi nơi, ngay cả với một nước nông nghiệp xuất khẩu lúa gạo hàng đầu như nước ta thì việc không nỡ bỏ phí thực phẩm, ăn ngon lành các món ăn bị xem là đồ vứt đi quả là một điều vô cùng đáng quý.
Dùng thuốc kích thích để tiết kiệm màu cho đất
Rau lớn nhanh đất sẽ tiết kiệm được chất màu |
Việc dùng đủ thứ chất hóa học để tăng năng suất, tăng sản lượng rau củ cũng không hẳn là xấu nếu xét theo khía cạnh bảo vệ môi trường. Người nông dân Việt Nam đang phải ngày ngày đối mặt với hàng loạt các nguy cơ như đất bạc màu, đất nhiễm phèn, nhiễm mẵn, hạn hán, lũ lụt... Với từng ấy khó khăn thì việc làm sao trồng rau củ cho chúng phát triển nhanh nhất, đạt năng suất cao nhất là vô cùng cần thiết.
Hơn nữa, nhiều người còn cho rằng việc kích thích rau củ phát triển nhanh còn có tác dụng lớn trong việc tiết kiệm chất màu cho đất. Rau củ trồng càng lâu càng khiến đất kém màu mỡ, nên thu hoạch nhanh vụ này cũng là một cách tiết kiệm chất màu, để dành các vụ sau.
Vì những lý do kể trên cùng với việc người Việt yêu thích các món ăn từ sâu bọ người Việt hoàn toàn có thể tự hào vì sự nhiệt tình bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất của mình được thực hiện ngay từ những việc tưởng chừng như đơn giản, hàng ngày nhất là ăn uống.
Thậm chí nếu đặt lên bàn so sánh với những nước nhiệt tình trong các hoạt động bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay, sự năng động, phá cách trong những biện pháp thực hiện bảo vệ ở Việt Nam rất có thể sẽ được ghi nhận và tuyên dương khen thưởng.
Theo Phunutoday