Theo tôi, với những người đồng tính, bản thân cấu trúc sinh học tự nhiên của họ như vậy thì nên tạo điều kiện cho họ có cơ hội mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, đó là quyền con người. Quốc hội nên bỏ điều khoản cấm kết hôn đồng giới trong Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi, tức là không cấm.
Pin Okio và Nel Fi (TPHCM) đã quyết định kết hôn sau 4 năm yêu nhau. |
Một khi đã cho phép họ kết hôn, công nhận họ là vợ chồng trước pháp luật thì cũng cần đảm bảo các quyền khác cho họ. Tuy nhiên, để có căn cứ khoa học và thuyết phục cho việc sửa đổi, hiện nay Uỷ ban các vấn đề xã hội đang tiến hành nghiên cứu lấy ý kiến xã hội xem ý kiến người dân như thế nào, họ có đồng tình với vấn đề này hay không, trên cơ sở đó sẽ thẩm tra dự thảo sửa đổi và trình Quốc hội quyết định.
Theo ông, những trường hợp sau khi làm đám cưới và được chính quyền địa phương “nhắc nhở”, họ phải đi biệt xứ. Đó có phải là điều đáng tiếc?
- Về phía chính quyền địa phương, họ làm điều đó theo cách họ hiểu [sai] Luật. Luật hiện tại cấm kết hôn đồng tính chứ không cấm làm đám cưới, đây là hai vấn đề khác nhau. Cấm kết hôn, có nghĩa là cấm chính quyền cho đăng ký chứ không phải cấm tổ chức tiệc gia đình.
Bộ Tư pháp cũng đang đề nghị bỏ điều khoản phạt kết hôn cùng giới. Cá nhân tôi cũng thấy như vậy thiệt thòi cho họ quá, bởi bản thân trời sinh ra họ như vậy chứ có phải họ a dua đua đòi gì đâu, việc họ làm không phải là điều xấu.
Thế giới đã có những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và quyền thay đổi giới tính cho người chuyển giới, khi nào VN có thể cho phép?
- Khi thế giới đã mở với vấn đề hôn nhân cùng giới thì VN cũng cần sớm xem xét để có cách ứng xử phù hợp với quy luật chung. Về vấn đề chuyển giới, tới đây, khi Bộ Y tế công nhận 3 cơ sở y tế là BV Nhi T.Ư, BV Việt Đức và BV Nhi đồng 2 được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính với những người giới tính không rõ ràng và cấp giấy chứng nhận xác định giới tính cho những người như vậy.
Bằng chứng sinh học xác định rõ ràng họ là những người có nhu cầu thay đổi thật sự, thì việc cho phép họ thay đổi giới tính sẽ chính xác hơn.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói rõ, là chỉ nên ủng hộ những người có cấu trúc sinh học tự nhiên như vậy, chứ không ủng hộ những cá nhân tự dưng a dua, đua đòi đang là nam lại muốn biến thành nữ hoặc ngược lại theo trào lưu chưa chuẩn mực phát sinh ở 1 số nơi.
- Xin cảm ơn ông!
Cho phép kết hôn đồng giới không trái luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều cặp đôi như vậy. Vì luật chưa cho phép, khi phát sinh mâu thuẫn giữa hai người và yêu cầu phân chia tài sản thì khó có căn cứ để chia. Toà không có căn cứ để thụ lý vụ việc, luật sư thì chỉ biết tư vấn tự thoả thuận phân chia tài sản là chủ yếu. Cho phép kết hôn đồng giới cũng hoàn toàn đúng với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình: “Hôn nhân là sự kết hợp giữa hai cá nhân với nhau dựa trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau để xây dựng một “tế bào” xã hội ổn định... Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới”. Đồng tính đã tồn tại từ lâu, khoa học cũng đã khẳng định đây không phải là bệnh. Vì thế, chúng ta cũng cần phải thừa nhận người đồng tính và quan hệ của họ trong hệ thống pháp luật. Việc bỏ quy định phạt hành vi kết hôn cùng giới sẽ tạo điều kiện cho họ công khai giới tính, sống thật với chính bản thân mình. Điều này sẽ tạo hiệu ứng tốt với xã hội và với ngay cả gia đình của họ, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, bạo lực với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Đó cũng chính là chứng minh cho việc VN thực hiện cam kết quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người. (Luật sư Võ Vương Quân - Đoàn Luật sư TPHCM) Muốn được xã hội công nhận Ngay từ lúc học hết cấp 2, tôi đã ý thức về giới tính của mình, nhưng không dám nói ra. Từ Cần Thơ lên TPHCM học xong đại học, tôi mới nói cho bố mẹ biết. Từ lúc đó, bố mẹ từ tôi. Cuối năm 2011, tôi quen Nam ở TPHCM và sống cùng nhau tại một căn hộ ở quận 2. Cả hai chúng tôi đều thành đạt, có vị trí trong xã hội. Sống chung với nhau hơn 1 năm rồi, nhưng cả hai đều không dám công khai cuộc sống thật với những người xung quanh. Trong thâm tâm, chúng tôi muốn là chính mình và được xã hội công nhận. Giấy chứng nhận kết hôn là một sự ràng buộc và pháp luật công nhận thì những cặp đồng tính như chúng tôi cũng cần được như vậy – quyền được kết hôn. (Nguyễn Văn Hải - Thành viên nhóm tư vấn sức khoẻ MSM TPHCM) |
Theo Laodong