Cầy thảo nguyên và con người có khá nhiều điểm tương đồng: một cấu trúc xã hội khá phức tạp, có thói quen đứng thẳng trên 2 chân và giao tiếp bằng âm thanh khá tinh tế.
Sau hơn 20 năm nghiên cứu về những tiếng kêu của loài cầy thảo nguyên Gunnison, sống tại vùng Arizona và New Mexico, tiến sỹ Con Slobodchikoff đã giải mật được ngôn ngữ của loài động vật này. Kết quả thật bất ngờ là chúng không chỉ dùng ngôn ngữ để giao tiếp một cách hiệu quả, mà còn dùng ngôn ngữ để miêu tả tỉ mỉ đến cả chi tiết sự vật, sự việc.
Cầy thảo nguyên "để ý" tới cả hình dáng, kích thước và màu sắc của con người. |
Theo phân tích âm học của loài cầy này, những tiếng kêu mà loài này sử dụng như một hình thức đánh động thực chất là một đoạn thông tin được gửi đến cho đồng loại. Không chỉ có vậy, những tiếng kêu này không chỉ thông báo về những mối hiểm họa đang đến gần mà còn đưa ra những miêu tả chi tiết về hình dạng của mối hiểm họa này.
“Chẳng hạn, khi cảnh báo có sự xuất hiện của con người, những âm thanh này không chỉ bao gồm thông tin về kẻ lạ mặt mà còn chứa thông tin về hình dáng (béo, gầy), kích thước và màu sắc quần áo mà người đó đang mặc”-giáo sư Slobodchikoff cho biết.
“Chúng tôi tiến hành thử nghiệm với cùng một người nhưng mặc những chiếc áo có màu sắc khác nhau, tiến vào lãnh địa của cầy thảo nguyên. Và tiếng kêu của loài này khi giải mã sẽ có chung những miêu tả về kích thước và hình dáng, nhưng khác nhau khi miêu tả về màu sắc”.
Thành tựu mới này của giáo sư Slobodchikoff cho thấy, chúng ra không phải là động vật duy nhất biết dùng “ngôn ngữ” để giao tiếp.
Theo Kienthuc