Đã ‘loại bỏ’ được HIV ra khỏi cơ thể bằng hệ miễn dịch

Thứ năm, 11/07/2013, 15:45
Các bác sỹ Mỹ khẳng định, họ đã loại bỏ vi rút HIV ra khỏi đứa trẻ bằng các loại thuốc kháng vi rút.

Theo các bác sỹ ở Atalanta (Mỹ) cho biết, đứa trẻ hai tuổi rưỡi sinh ra bị nhiễm HIV đến từ bang Mississippi đã được cho sử dụng ba loại thuốc kháng vi rút khi mới ra đời được 30 tiếng. Các loại thuốc được dùng có liều mạnh hơn mức bình thường.

Các nhà khoa học xác nhận, đứa trẻ đã hoàn toàn được vô hiệu hóa khỏi vi rút HIV một năm nay. Điều này có nghĩa rằng đứa trẻ hoàn toàn không còn bị nhiễm HIV.

HIV
Timothy Brow đã thoát khỏi HIV bằng phương pháp ghép tủy xương.

Dù là một tín hiệu đáng khích lệ nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo đây chưa phải là phương thuốc hữu hiệu để loại bỏ HIV. Các loại thuốc kháng vi rút đã phát huy tác dụng khi mà vi rút HIV chưa tác động sâu vào cơ thể đứa trẻ. Tuy nhiên, không phải là tất cả những dấu vết của vi rút đã được loại bỏ.

Phương thức điều trị này không có tác dụng với trẻ em nhiều tuổi hơn hoặc người lớn đã bị vi rút HIV lây nhiễm vào các tế bào.

“Chúng tôi không thể hứa rằng sẽ điều trị cho tất cả các em bé bị nhiễm. Chúng tôi chỉ có thể ngăn chặn sớm vi rút HIV khi lây truyền từ mẹ sang con nếu bà mẹ thường xuyên đi khám định kỳ”, tiến sỹ Hannah Gay, đến từ Đại học Mississppi nói.

Các nhà khoa học cũng đã gây sốc khi chữa trị thành công cho hai bệnh nhân bằng phương pháp ghép tủy xương.

Đó là trường hợp của ông Timothy Ray Brown (47 tuổi, sống tại miền Tây nước Mỹ) đã được công nhận là bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được chữa khỏi.

Vào năm 1995, ông Brown phát hiện mình dương tính với HIV khi đang sống ở Thủ đô Berlin (Đức) khi bắt đầu bước chân vào đại học. Trong 10 năm liên tiếp, ông đã phải uống thuốc cầm cự căn bệnh thế kỷ này. 

Vào năm 2006, trong một lần xét nghiệm sinh thiết tủy sống, các bác sĩ lại phát hiện ông mắc thêm bệnh ung thư bạch cầu. Tiến sĩ Huetter đã quyết định thử cách điều trị mới cho Brown - sử dụng liệu pháp ghép tủy. Lựa chọn phương pháp này cho Brown không phải nhằm mục đích chữa bệnh HIV, mà để chữa bệnh ung thư bạch cầu, nếu không ông sẽ chết vì bệnh này và Brown đã chấp nhận thử cách điều trị ghép tủy này.

Do đó, vào năm 2007, ông Brown được ghép tủy sống từ một người có đột biến gene kháng HIV hiến tặng (vốn có khả năng miễn nhiễm tự nhiên với virus HIV). Loại gene đột biến có tên Delta 32, nó có khả năng ngăn chặn protein CCR5 xuất hiện trên bề mặt của tế bào đi vào tế bào và việc loại bỏ chúng đã khiến tế bào được bảo vệ.

Sau khi được ghép tủy, Brown ngừng uống các loại thuốc kháng virus vốn giúp ức chế sự phát triển của HIV. Ba tháng sau khi ghép tủy, xét nghiệm cho thấy virus HIV đã biến mất, chỉ còn bệnh ung thư bạch cầu thì vẫn còn trên cơ thể ông.

Mới đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã khiến xôn xao dư luận khi họ tuyên bố rằng sẽ có phương thuốc chữa trị HIV trong vài tháng tới.

Tờ Telegraph (Anh) mới đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch) đang thử nghiệm một kỹ thuật chữa trị mới, ‘rửa sạch’ vi rút HIV ra khỏi ADN của người bệnh.

Vi rút HIV sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể người theo một cách tự nhiên, đó là bị tiêu diệt bởi chính hệ miễn dịch của con người.

Các nhà khoa học Đan Mạch đang trông đợi kết quả từ việc thử nghiệm phương pháp mới này để chứng minh rằng họ đã tìm thấy một phương thuốc chữa HIV có giá cả hợp lý và có thể sản xuất đại trà.

Đã có 15 bệnh nhân HIV tình nguyện tham gia các đợt thử nghiệm nói trên sau khi các xét nghiệm cho thấy phương pháp điều trị đạt hiệu quả trên tế bào bị nhiễm bệnh của người.

Nhận thấy phương pháp chữa trị HIV này có tiềm năng lớn nên hội đồng Nghiên cứu Đan Mạch đã tài trợ 2,1 triệu Mỹ kim để nhóm nghiên cứu tiếp tục theo đuổi thí nghiệm.

Nếu 15 bệnh nhân HIV được chữa khỏi thì các nhà khoa học sẽ tiến hành thử nghiệm trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.

Theo phương pháp này, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã dùng một loại thuốc trước đây dùng trong điều trị ung thư để tách vi rút HIV khỏi các tế bào trong cơ thể con người, từ đó cho phép hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt vi rút này.

“Chúng tôi sẽ thành công trong việc gỡ bỏ được vi rút HIV khỏi ADN người”, bác sĩ Ole Sogaard, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đại học Aarhus, cho biết.

Ông Sogaard nói thêm: “Thách thức đối với tính hiệu quả của phương pháp này chính là việc làm sao cho hệ miễn dịch của người bệnh nhận thấy vi rút và tiêu diệt chúng. Điều này phụ thuộc vào sức mạnh, độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân”.

Theo Nguoiduatin

Các tin cũ hơn