Hoa hậu Phương Nga tạo sóng dư luận với lời khai “Hợp đồng tình dục 16,5 tỷ đồng”. |
Màn kịch bắt đầu kéo lên
Tại phiên tòa của TAND TP.HCM vào ngày 21/9 qua, ông Mỹ khai với HĐXX rằng mình có hai lần tố bà Nga với cơ quan chức năng. Một vào tháng 2/2014, ông Mỹ thưa bà Nga vay mượn tiền nhưng không trả. Lần thứ hai vào tháng 9/2014, ông Mỹ tố bà Nga lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông. Một trong hai lần tố này của ông M. đã đưa cơ quan chức năng vào cuộc.
Màn kịch bắt đầu khi biết được ông Mỹ tố mình, bà Nga tạo dựng lên một hợp đồng giao dịch dân sự mua bán nhà giả không thành, sau đó đã trả lại tiền cho người mua. 5 người đã được bà Nga đưa vào “vở kịch” của mình. Thông qua bà G. (người giúp việc của bà Nga), Nga thuê ông Y. đóng giả người bán căn nhà số 7 Nguyễn Trãi, quận 1. Nga hứa xong việc trả công cho ông này 10 triệu đồng.
Để tạo cơ sở cho ông Y. sở hữu căn nhà, Nga soạn sẵn nội dung rồi nhờ N. (bạn của Dung) chép lại để tạo ra bản di chúc giả ghi “Xác nhận bà P. chủ căn nhà sau khi chết để lại cho cháu ông Y. căn nhà trên”. Tiếp đến Nga và Dung đã làm giả hai giấy trả tiền mua nhà cho ông Mỹ. Một giấy Dung trả cho ông Mỹ 8,5 tỷ đồng thì Nga nhờ bà G. làm chứng, giấy còn lại Nga trả tiền cho ông Mỹ 8 tỷ đồng thì Nga thuê bà D. làm chứng.
Phiên tòa xét xử Hoa hậu Phương Nga ngày 21/9 qua. |
Trong một “phi vụ” khác, VKS cho rằng Nga thông qua bà G. gặp ông D. và vợ ông D. là bà K. để thuê D. đe dọa đại gia Mỹ với giá 200 triệu đồng. Nga đã giao cho ông D. 120 triệu đồng. Sau thời gian thấy ông Mỹ vẫn không rút đơn khiếu nại, Nga gặp ông D. hỏi thì ông D. đòi phải đưa hết tiền mới thực hiện yêu cầu của Nga. Hai bên mâu thuẫn và Nga rút lại yêu cầu nhờ ông D.
Đề cập tới nội dung Cơ quan chức năng chỉ làm rõ hành vi sai phạm của bà Nga xung quanh việc chiếm đoạt tiền mà không đả động tới nội dung “hợp đồng tình dục 16,5 tỷ đồng” cũng như bà Nga là người tố cáo ông Mỹ trước, luật sư Bình nói rằng, “hợp đồng tình dục” ấy bà Nga vừa khai tại tòa, còn 2 lần trước bà Nga rút đơn thưa nên cơ quan chức năng đã không xử lý. “Nhưng ở góc độ nghiệp vụ, đúng ra nên điều tra tổng thể để tránh bỏ sót người, lọt tội phạm thì tốt hơn” – Ông Bình nói.
Theo Tiền Phong