Ảnh minh họa.
Thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua đã trở nên sôi động trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng loạt “đại gia” ngành bán lẻ thế giới cùng với nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập đình đám.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, các chuỗi bán lẻ nước ngoài đang chiếm thị phần khá lớn, họ vẫn sẽ tiếp tục đổ tiền vào đầu tư, đặc biệt ở những trung tâm thương mại đô thị lớn của Việt Nam.
Ông Doanh cho rằng điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các chuỗi siêu thị của Việt Nam, bởi những doanh nghiệp này vốn ít được ưu đãi lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như lãi suất tín dụng cao, chi phí vận tải và bốc xếp cao hơn các nước ASEAN khác...
Bên cạnh đó, ông Doanh cũng bày tỏ sự lo ngại đối với hàng hóa do Việt Nam trước nguy cơ bị đẩy khỏi các hệ thống siêu thị. “Các siêu thị của nước ngoài rõ ràng sẽ ưu tiên tiêu thụ hàng hóa của nước họ. Điều này sẽ gây sức ép rất lớn đối với sản xuất của chúng ta”, ông Doanh nói.
Trong khi đó, kinh tế thị trường phân phối và bán lẻ có ý nghĩa quyết định đối với việc tiêu thụ sản phẩm và đối với sản xuất, không giống như kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây chỉ lo sản xuất, không phải lo tiêu thụ.
Đừng nghĩ đến cấm đoán!
Do vậy, theo ông Cung, ngoài chống chuyển giá, trốn thuế thì đối với những doanh nghiệp bán lẻ ngoại, đừng nghĩ đến ngăn cấm hay hạn chế họ, mà cần có những chính sách ngăn chặn, loại bỏ các phân biệt bất bình đẳng hay cạnh tranh không lành mạnh.
“Không phải là vấn đề sợ nhà bán lẻ nước ngoài. Vấn đề ở đây không phải là tình hình căng thẳng, mà phải kiểm soát được họ, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và có những điều kiện ràng buộc đối các nhà đầu tư”, ông Cung nói.