Với những tăng trưởng đáng chú ý trên, chúng ta hãy cùng xem xét một vài dự đoán đặc biệt thú vị về thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á năm 2016. Tuy nhiên, trong số những dự đoán này, không có dự đoán nào đặc biệt về Việt Nam.
1. Indonesia được nhắm trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á
Nghiên cứu gần đây cho rằng Indonesia có tiềm năng trở thành thị trường thương mại điện tử B2C lớn nhất khu vực Đông Nam Á năm 2016. Là nước đông dân thứ 4 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nguyên nhân đến từ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, Indonesia nhiều khả năng sẽ đóng góp lớn vào thị phần Châu Á Thái Bình Dương trên đấu trường thương mại điện tử toàn cầu.
Số người sử dụng smartphone đang gia tăng, dư đoán đạt 100 triệu vào năm 2018. Điều này hoàn toàn có cơ sở dựa trên những kết quả thu được sau Harbolnas- lễ hội mua sắm quốc gia tại Indonesia được tổ chức vào ngày 12 tháng 12 vừa qua, cũng là lần đầu tiên nhắm tới đối tượng khách hàng mua sắm trực tuyến. Không chỉ những con số thu được từ Harbolnas cực kỳ cao trong năm nay, nhưng điều thú vị là mã giảm giá trên mặt hàng điện thoại di đông và máy tính bảng được thống kê cao nhất trong tất cả các chương trình giảm giá. Điều này có nghĩa là rất nhiều người đã trở thành khách hàng mua sắm trực tuyến trung thành sau khi mua 1 thiết bị đươc giảm giá.
2. Singapore sẽ áp dụng công nghệ để thu hút người tiêu dùng tới cửa hàng trong khi vẫn duy trì tăng trưởng thương mại điện tử
Với dân số am hiểu công nghệ và truyền thống văn hóa mua sắm tại cửa hàng, Singapore luôn tiên phong trong công nghệ và xu hướng bán lẻ đa kênh. Những công nghệ như ibeacons nhiều khả năng sẽ trở nên phổ biến hơn trong những cửa hàng ở Singapore vào năm 2016. Nhờ đó khách hàng sẽ được thưởng điểm trung thành trực tiếp trên smartphone của mình, họ chỉ cần làm 1 việc đơn giản là bước vào cửa hàng.
Ngoài ra, những không gian bán lẻ mới trên thị trường cũng hướng tới những thay đổi. Như chúng ta đã thấy đầu năm nay, thương hiệu thời trang trực tuyến Inverted Edge bắt tay với Qlik Technologies để tạo ra những trải nghiệm số tương tác trong cửa hàng mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Qua việc kết hợp tuyền thông xã hội và không gian bán lẻ truyền thống, khách hàng có cơ hội sở hữu 1 trải nghiệm mang tính cá nhân cao, sử dụng hashtag của thương hiệu cho những bức ảnh chụp sản phẩm đã mua để có cơ hội xuất hiện trên 1 màn hình cảm ứng lớn bên trong cửa hàng. Trải nghiệm này khuyến khích khách hàng tiếp tục quay trở lai đồng thời cho phép Inverted Edge thu thập dữ liệu của họ để xây dựng 1 trải nghiệm phong phú hơn trong tương lai.
Sự đột phá không còn đơn giản chỉ là 'số hóa'. Trên thực tế, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của mô hình cửa hàng truyền thống kết hợp với những cải tiến công nghệ. Nhiều cửa hàng truyền thống cũng bắt đầu tập trung vào việc tạo ra 1 'trải nghiệm bán lẻ mới mẻ' nhằm hỗ trợ cho xu hướng mua sắm online thay vì tách biệt hoặc đi ngược lại. Ví dụ, những cửa hàng như Kapok và Muji hiện nay có thêm những không gian phục vụ ăn uống với wifi miễn phí nhằm khuyến khích khách hàng tới mua sắm tại cửa hàng nhưng đồng thời cũng mang tới cho họ những lựa chọn để mua sắm bất cứ khi nào họ muốn.
3. Duy trì kết nối & cải thiện tốc độ đường truyền Internet sẽ giúp thương mại điện tử tăng trưởng ở Malaysia
Năm 2015, Malaysia ghi nhận tỉ lệ giao dịch trực tuyến trên bình quân đầu người cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Mặc dù các hộ gia đình đang chi 1 khoản đáng kể cho mua sắm trực tuyến, 1 số nhân tố đang làm trì trệ thương mại điện tử ở Malaysia. Ví dụ, viêc chưa cung cấp đầy đủ những công cụ thanh toán trực tuyến, những vấn đề bảo mật và cả sự thiếu hụt đường truyền Internet tốc độ nhanh với mức giá hợp lý, cụ thể 71% người dùng Internet ở Malaysia lựa chọn chất lượng đường truyền chậm hơn với mức giá mềm hơn.
CEO Hoseok Kim của thị trường trực tuyến Hàn Quốc 11street gần đây cho biết anh dự đoán rằng "sự linh hoạt, đường truyền Internet và hoạt động hậu cần, cũng như tính bảo mật tốt hơn' là những nhân tố chủ chốt cần thiết để thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử trong năm 2016.
Ngoài những nhân tố trên, việc khuyến khích những nhà bán lẻ quy mô nhỏ hơn tham gia vào thương mại điện tử cũng có tiềm năng lớn để thúc đẩy tăng trưởng, theo Ecommerce Milo, 72% những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia chưa sở hữu trang web của riêng mình. Hi vọng rằng, sẽ tới thời điểm những doanh nghiệp nhỏ hơn nhận thức được những tiềm năng to lớn của thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, từ đó tăng cường đầu tư vào phát triển doanh nghiệp trực tuyến.
Theo Tri Thức Trẻ