Ứng xử yếu kém của Tân Hiệp Phát trong vụ con ruồi là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, vụ việc này cũng làm lộ ra nhiều điều chưa được của dư luận và truyền thông trong nước, làm tay sai và làm suy yếu chính đất nước của mình, biến doanh nghiệp do mình làm chủ trở thành “người làm thuê”.
Nhiều người Việt vẫn có thói xấu là ít khi tự lao động hoàn thiện mình, mà chỉ chuyên săm soi, tìm điểm yếu, tìm các cách “hạ” người khác để mong cho mình nổi lên trên.
Sự tụt hậu của chúng ta đến từ thói xấu này!
Hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện của thương hiệu “lạc bà Vân” trên phố Bà Triệu, Hà Nội. Lúc đầu chỉ có một cửa hàng bà Vân, sau đó thì đủ các thể loại bà Vân ra đời “bà Vân béo”, “em bà Vân”, “bà Vân thứ thiệt”, “chị bà Vân”… Rồi rốt cục, chả ai biết đâu là lạc rang bà Vân thứ thiệt và thương hiệu này cũng dần tự triệt tiêu.
Tương tự là thương hiệu thịt chó Nhật Tân. Có quán "Tú béo" mới nổi lên một chút thì vài tháng sau đã có một loạt các quán khác bắt chước với cái tên na ná “Anh Tú béo”, “bạn anh Tú béo”, “anh Tú”…
Thương hiệu bún chả Sinh Từ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các thương hiệu này tự bám vào nhau rồi tự triệt tiêu lẫn nhau. Và hậu quả là những thương hiệu này đang trên đà… biến mất.
Người ta ví dân làm ăn Việt Nam giống như cua trong cùng một giỏ. Cứ con này ngoi lên được một tí thì một loạt các con khác “ôm chân” kéo xuống.
Nhiều người Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt, dư luận Việt nói riêng cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Cứ một doanh nghiệp nào ăn nên làm ra, nổi lên được một chút thì cả đám đông xúm vào xoi mói, tìm sai sót để “đánh”…
Kèm theo đó là các chiến dịch xúm vào “đánh hội đồng” của truyền thông, “đánh cho bõ ghét”, “đánh để lấy tiếng” và thậm chí là “đánh cho lòi quảng cáo ra”...
Và sự ghen ghét, đố kỵ, tâm lý đám đông đôi khi tạo ra cái họa khôn lường đó là: Doanh nghiệp không dám sáng tạo, không dám bứt phá, không dám làm khác đi so với đám đông… Dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam cứ mãi tụt hậu so với thế giới.
Truyền thông và dư luận bị dẫn dắt đang trở thành công cụ cho chiến dịch tẩy chay có chủ đích, nhằm làm giảm giá trị doanh nghiệp để thâu tóm. |
Tâm lý đám đông cũng dẫn đến việc người ta không soi xét đầy đủ các giá trị. Ví dụ trong việc đại gia nước giải khát quốc tế tìm cách “thâu tóm” Tân Hiệp Phát sau khủng hoảng truyền thông của hãng này. Đành rằng, các xử lý của Tân Hiệp Phát trong vụ con ruồi là thiếu sót không phải bàn cãi, Tân Hiệp Phát cần xem là bài học xương máu và phải sửa đổi.
Tuy nhiên, việc lên án cũng cần theo hướng xây dựng, để doanh nghiệp nhận ra sai lầm và sửa chữa. Đằng này lại đám đông lại có tâm lý “đánh cho chết".
Họ chưa suy xét đến sự được - mất trong khả năng doanh nghiệp này rơi vào tay nước ngoài.
Tân Hiệp Phát đóng thuế hàng nghìn tỷ mỗi năm (2012-214 đóng thuế 3.000 tỷ đồng, gấp 3 nghìn tỷ lần so với Coca - Cola không đóng đồng nào) tạo công ăn việc làm cho 10.000 lao động, làm an sinh xã hội hàng trăm tỷ mỗi năm.
Tân Hiệp Phát sở hữu mảng thị trường "nước thảo dược Á Đông" mà các đại gia nước uống pha trộn từhương liệunhư Coca-Cola, Pepsi luôn thèm khát.Đừng quên ở Việt Nam, dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát còntiên tiến hơncả Coca - Cola, Pepsi.
Nhưng những cái “được” của doanh nghiệp này coi như bị “phủi” sạch trong sự tức giận của đám đông.
Mọi người không nên quên bài học của một đại gia nước giải khát quốc tế ở Việt Nam là Coca - Cola, hoạt động, khai thác thị trường Việt Nam bao nhiêu năm nhưng không đóng cho đất nước chúng ta một đồng tiền thuế nào.
Ai dám khẳng định rằng, sau khi bị thâu tóm, Tân Hiệp Phát trở thành một phần của đại gia nước giải khát quốc tế, họ sẽ không dùng đủ các loại chiêu bài như “chuyển giá”… để không nộp cho Việt Nam một xu tiền thuế nào như họ vẫn làm lâu nay.
Đừng quên những bài học đau đớn như Coca - Cola...
Doanh nghiệp Việt bị thâu tóm, không chỉ đơn giản là mất đi một “niềm tự hào Việt” mà sẽ thất thu một nguồn tiền thuế lớn cho đất nước.
Vậy nên, công chúng cần tỉnh táo, còn những người làm công tác truyền thông cần công tâm để không vì lợi ích trước mắt của mình để làm tổn hại đến doanh nghiệp. Việc chất lượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát sẽ có các cơ quan chuyên môn điều tra, xử lý, đừng vì hiện tượng chưa được làm rõ mà quy kết. Bản thân THP cũng phải tự tìm cách chứng minh cho bản thân mình để vượt qua khủng hoảng.
Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến việc đại gia nào đứng sau cuộc tẩy chay bài bản, có tổ chức và những cơ quan truyền thông nào đã “tiếp tay” cho việc làm đen tối này.
Theo Petrotimes