Con số do công ty luật Baker McKenzie và hãng nghiên cứu Rhodium công bố. Nó cũng cho thấy số thương vụ bị hủy tại nước ngoài của nền kinh tế số 2 thế giới đã gấp 7 lần so với 10 tỉ USD năm 2015, khi chính sách và các quy định về ngoại hối khiến 30 vụ mua lại các doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu sụp đổ.
Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc là một trong những nhân tố đóng góp vào sự gia tăng của các thương vụ nước ngoài bất thành. Ảnh: Financial Times |
Theo Financial Times, sự gia tăng trên đã làm nổi bật sự thèm khát đáng sợ các thương vụ toàn cầu của nền kinh tế số 2 thế giới. Tuy nhiên, dù nhiều thương vụ thất bại, các phân tích của công ty luật Baker McKenzie và hãng nghiên cứu Rhodium cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ và châu Âu đã tăng hơn gấp đôi, lên mức kỷ lục 94,2 tỉ USD trong năm ngoái.
Những người bán tài sản tại châu Âu và Mỹ đang ngày càng thận trọng hơn trong các giao dịch lớn với khách hàng Trung Quốc, theo lời những người liên quan tới các thương vụ xuyên biên giới với Trung Quốc.
“Người Trung Quốc ngày càng chuyên nghiệp hơn nhưng những người bán đang ưu tiên hơn cho những người mua tiềm năng ngoài Trung Quốc bởi các quy định hạn chế về vốn" - một người có giao dịch với khách hàng Trung Quốc cho biết.
Trong năm 2016, Trung Quốc chứng kiến một đợt “di cư” vốn kỷ lục do dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá so với USD trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nội địa chậm lại khiến đầu tư chuyển hướng sang nước ngoài.
Theo Financial Times, các nhà quản lý ở Bắc Kinh đã can thiệp để ngăn đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 320 tỉ USD năm ngoái. Trong một nỗ lực để cứu dự trữ, cơ quan quản lý giao dịch ngoại hối đã dựng lên một trong những rào cản lớn nhất với các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách mua lại các doanh nghiệp nước ngoài cuối năm ngoái.
Các nhà quản lý ở Bắc Kinh không khỏi đau đầu khi phải không ngừng “đốt” dự trữ ngoại tệ trong cuộc đua ngăn đồng nội tệ mất giá, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 320 tỉ USD năm ngoái. Trong một nỗ lực để cứu dự trữ, cơ quan giám sát giao dịch ngoại hối đã dựng lên một trong những rào cản lớn nhất với các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách mua lại các doanh nghiệp nước ngoài cuối năm ngoái.
Các nhà quản lý đã cam kết sẽ kìm hãm các thương vụ “bất hợp lý”, nghiên cứu cẩn thận bất cứ vụ mua bán bên ngoài nào hơn 1 tỉ USD…
Thương vụ nước ngoài lớn nhất bị các nhà quản lý Trung Quốc “tuýt còi” năm ngoái là vụ hãng bảo hiểm Anbang Insurance tìm cách mua khu khách sạn và Resort Starwood của Mỹ trị giá 14 tỉ USD.
Tổng cộng 10 giao dịch với Mỹ trị giá 58,5 tỉ USD đã thất bại. Chào mua trị giá 3 tỉ USD của một tập đoàn Trung Quốc với một bộ phận sản xuất đèn của Philips tại Mỹ đã bị Ủy ban về đầu tư nước ngoài Mỹ chặn đứng. Lo ngại của các nhà quản lý Mỹ cũng khiến Công ty Fairchild Semiconductor từ chối lời chào mua 2,6 tỉ USD từ các doanh nghiệp China Resources và Hua Capital của Trung Quốc.
Tại châu Âu, 20 thỏa thuận trị giá 16,3 tỉ USD bị hủy hỏ, trong đó có đề xuất bán nhà sản xuất thiết bị con chip Aixtron của Đức cho nhà đầu tư Trung Quốc trị giá 670 triệu euro.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang đang mua sắm sôi nổi. Một thập kỷ trước đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này chỉ có 2,6 tỉ USD.
Ông Thomas Gilles, chuyên gia về Trung Quốc tại Baker McKenzie, nhận định rằng sự kiểm soát về chính trị và pháp luật tại Trung Quốc khiến triển vọng ngắn hạn thách thức hơn và khiến việc đánh giá các rủi ro chính trị và kế hoạch điều tiết ngày càng trở nên quan trọng hơn với các nhà đầu tư.
Theo NLĐ