Hầu hết các nhà hoạch định chính sách Cục dự trữ Liên bang (FED) hy vọng rằng chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ sớm trở lại bình thường vào năm 2018.
FED kỳ vọng chuẩn hóa chính sách tiền tệ tại Mỹ
Một số đại biểu tại cuộc họp diễn ra vào ngày 24 - 25/01 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cũng nhìn thấy nhu cầu có thể cho QE3, việc mua tài sản lần thứ ba, hoặc nới lỏng định lượng, nếu triển vọng kinh tế xấu đi. Nhưng trong các cuộc thảo luận, trên tất cả, họ đều tiếp tục mong đợi Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện theo một kế hoạch đã được phê duyệt vào tháng 6/2011 để có thể cân đối lại bảng kế toán cồng kềnh của nó.
Trong tuyên bố sau FOMC ngày 25, FED cho biết sẽ nắm giữ tỷ lệ Quỹ liên bang đặc biệt thấp vào năm 2014. Theo khung thời gian đó, FED sẽ chuẩn hóa bảng cân đối kế toán từ giữa năm 2018 đến 2020.
Moody cảnh báo hạ xếp hạng 17 tổ chức tài chính thế giới
Moody cảnh báo nó có thể cắt giảm xếp hạng tín dụng của 17 tổ chức tài chính toàn cầu và 114 tại châu Âu khi dấu hiệu tác động của cuộc khủng hoảng nợ các chính phủ khu vực đồng euro đang lan rộng khắp hệ thống tài chính toàn cầu.
Cơ quan đánh giá của Mỹ nói rằng hành động của các tổ chức tài chính từ 16 quốc gia châu Âu đã phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng nợ và tín dụng ngày càng xấu đi của Chính phủ những nước này.
Moody cho biết, nó đã được xem xét xếp hạng dài hạn và đánh giá tín dụng độc lập của Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Ngân hàng Hoàng gia Canada. Trong danh sách còn có các ngân hàng châu Âu bao gồm Barclays, BNP Paribas, Credit Agricole, Deutsche Bank, HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Societe Generale.
Ngoài ra, Moody còn mở rộng các ý kiến xếp hạng và đánh giá tín dụng của Credit Suisse, Macquarie, Nomura và UBS.
Thị trường vốn các công ty đang đối mặt với những thách thức phát triển, chẳng hạn như điều kiện kinh phí dễ bị phá vỡ, tín dụng lan rộng hơn, tăng gánh nặng pháp lý và các điều kiện hoạt động khó khăn hơn. Kết quả là, lợi nhuận và triển vọng tăng trưởng dài hạn của các tổ chức được xem xét đã giảm bớt.
Cựu lãnh đạo điều hành Olympus bị bắt giữ
Tập đoàn chuyên sản xuất máy ảnh và các sản phẩm quang học có trụ sở tại Tokyo
Công tố viên và cảnh sát thành phố Tokyo đã bắt giữ ba cựu lãnh đạo điều hành Olympus Corp liên quan đến vụ việc gian lận trong kế toán của công ty trị giá 1,7 tỷ USD, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin vào sáng nay.
Theo thông tin từ Hệ thống phát thanh truyền hình Tokyo và các phương tiện truyền thông khác, thì cựu Chủ tịch Tsuyoshi Kikukawa, cựu Phó chủ tịch Hisashi Mori và cựu Kiểm toán viên Hideo Yamada đã bị bắt giữ.
Ngoài ra, còn có thông tin các công tố viên đã bắt đầu đặt câu hỏi với cựu nhân viên của một công ty môi giới lớn bị nghi vấn là đã có hành vi che đậy những thất thoát của Olympus, nhưng không nêu rõ tên cá nhân này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Anh tăng cao
Tỷ lệ thất nghiệp của Anh đã tăng đến 8,4% trong quý cuối cùng của năm 2011, con số chính thức cho thấy, 48.000 người bị mất việc làm so với quý trước đó.
Vicky Redwood, Giám đốc Capital Economics tại Anh lưu ý rằng, tổng số việc làm tăng 60.000 trong quý 4/2011, nhưng đó chỉ mới theo kịp với sự phát triển của lực lượng lao động.
"Chúng tôi tin rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng nhiều hơn nữa nếu sự yếu kém trong nền kinh tế tiếp tục không được cải thiện", Redwood cho biết.