Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào khu vực châu Âu

Thứ năm, 16/02/2012, 03:32
Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào nợ chính phủ khu vực đồng euro, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan cho biết.

Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào khu vực châu Âu

Động thái này của Bắc Kinh thể hiện sự tin tưởng của mình về  đồng euro và trong cả khả năng của các thành viên khu vực đồng euro về vấn đề giải quyết nợ công của họ.

Ông nói thêm, Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề ở châu Âu, cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu hay EFSF. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã luôn luôn duy trì hợp tác chặt chẽ và liên lạc với các Ngân hàng Trung ương châu Âu, và hai bên sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau trong nhiều khía cạnh chính sách.


 

Ông chủ Airbus nhìn thấy nhu cầu mạnh mẽ từ châu Á

Dự đoán đến năm 2030 với hơn 1/3 nhu cầu đến từ châu Á, hãng hàng không toàn cầu Airbus sẽ cần có các máy bay mới trị giá 3,5 nghìn tỷ USD, giám đốc điều hành Tom Enders cho biết tại một cuộc họp báo ở Singapore. Theo ông thì ngành công nghiệp hàng không sẽ cần khoảng 27.800 máy bay mới tính từ giữa năm 2010 đến năm 2030.

Enders cho biết thêm, châu Á sẽ có khả năng sẽ được cung cấp khoảng 9.370 máy bay mới trị giá 1.3 nghìn tỷ USD. Hiện nay Airbus tại Pháp đang là nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

Đe dọa Apple: Trung Quốc cấm Ipad

Proview International Holdings đã yêu cầu chính quyền cấm hoạt động xuất khẩu Apple bởi vì họ tuyên bố quyền sở hữu nhãn hiệu của sản phẩm tiện ích tốt nhất Apple, IPad. Trung Quốc cũng là cơ sở sản xuất cho phần lớn kinh kiện của iPad, do đó, một lệnh cấm có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của tập đoàn hàng đầu này.

Động thái trên đã đánh dấu sâu sắc sự tranh chấp giữa Proview và Apple, công ty lớn   nhất thế giới theo giá trị thị trường. Proview đã tiến hành các hành động pháp lý để cố   gắng ngăn chặn việc bày bán iPad trong các cửa hàng của mình tại Trung Quốc, và        đây cũng là thị trường phát triển nhanh nhất của công ty này.

  Mặc dù có những tranh cãi, các nhà đầu tư vẫn đẩy cổ phiếu Apple qua mốc 500 USD lần đầu tiên trong tuần này sau khi công bố 13 tỷ USD lợi nhuận trong quý cuối cùng của năm 2011.



Những dấu hiệu tích cực của BNP đầu năm 2012

BNP Paribas, ngân hàng niêm yết lớn nhất của Pháp, đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực vào năm 2012 khi cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro bắt đầu ổn định. Nó đã sớm đạt được những mục tiêu về vốn đề ra cho sáu tháng đầu năm.

BNP cũng cho biết, nó sẽ trả cổ tức năm 2011, mặc dù có giảm nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với 2 đối thủ cạnh tranh trong nước: Societe Generale và Credit Agricole, cả hai đều phải hủy bỏ chia cổ tức trong bối cảnh bất ổn của thị trường khu vực đồng Euro.

BNP đã kết thúc năm 2011 giảm 50,6% trong lợi nhuận ròng hàng quý, nhưng kết quả này đã tốt hơn so với dự kiến ​​và các ngân hàng đã cho thấy những dấu hiệu cải thiện trong thời gian vừa qua.

Pháp đứng đầu dự báo đầu tư vững chắc

Nền kinh tế Pháp tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong quý 4, tăng 0,2 % so với quý trước. Đầu tư doanh nghiệp có những biến chuyển mới, tiêu thụ trong nước vững chắc đã đưa tốc độ tăng trưởng cả năm 2011 tăng 1,7 % so với dự báo trước đó của Chính phủ nước này.

Văn phòng thống kê Pháp, INSEE cho biết, đầu tư của các tập đoàn phi tài chính đã tăng 1,4% trong quý 4, sau khi sụt giảm 0.4% trong quý 3.

Tiêu dùng gia đình giảm nhẹ 0,2%, tỷ lệ thất nghiệp nước này cũng đang ở mức cao nhất trong 12 năm qua và nền kinh tế lớn thứ hai khu vực châu Âu cũng đã thâm hụt thương mại kỷ lục gần 70 tỷ euro trong năm 2011. Nhập khẩu giảm 1,2%, trong khi xuất khẩu tăng cùng một tỷ lệ %, có nghĩa là các hoạt động ngoại thương đã đóng góp tích cực vào con số 0,7% tăng trưởng GDP.

Nga Nguyễn
(tổng hợp)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn