Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ xếp hạng 6 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bao gồm Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Malta.
Moody's tiếp tục hạ xếp hạng các nước phương Tây
Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ xếp hạng 6 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bao gồm Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Malta.
Moody’s cho biết, Tây Ban Nha bị hạ 2 bậc từ A1 xuống A3, Italia bị hạ từ A2 xuống A3 và Bồ Đào Nha thì từ Ba2 xuống Ba3, xếp hạng của cả 3 nước đều có triển vọng tiêu cực. Đồng thời, xếp hạng tín dụng của Slovakia, Slovenia và Malta cũng bị hạ 1 bậc. Moody’s cũng cắt giảm triển vọng đối với Pháp, Vương quốc Anh và Áo nhưng vẫn giữ định mức Aaa đối với các quốc gia này. Riêng Đức định mức vẫn được giữ nguyên.
Theo đó, tình trạng bất ổn khấp khu vực đồng tiền chung euro về triển vọng cải cách thể chế tài khóa và kinh tế cùng với những nguồn lực sẵn sàng để giải quyết khủng hoảng là một trong những nguyên nhân chính khiến Moody's đưa ra đánh giá. Cơ quan này cũng đặt câu hỏi liệu châu Âu đã và đang làm gì để có được nguồn lực đầy đủ đối phó với cuộc khủng hoảng?
Ngân hàng đầu tư cắt giảm chi phí 40% ở thị trường châu Á
Ngân hàng đầu tư toàn cầu đã cắt giảm lương ở châu Á từ 30 đến 40% trong năm qua. Điều đó có nghĩa là nhiều ngân hàng không nhận được tiền thưởng kể cả những ngân hàng mang lại lợi nhuận cao nhất và đó chính là dấu hiệu của một cuộc suy thoái toàn cầu.
Doanh thu ngân hàng đầu tư châu Á trong ngắn hạn đã không đủ để hỗ trợ tỷ lệ mở rộng từ các ngành công nghiệp khu vực. Theo một nguồn tin cho biết, các ông chủ toàn cầu không còn sẵn sàng để trợ cấp cho thị trường này nữa trong khi với châu Mỹ hoặc châu Âu thì mang lại kỳ vọng tăng trưởng lớn hơn nhiều.
Điều đó có nghĩa là việc cắt giảm chi trả sẽ được thực hiện bằng bất kỳ phương thức nào như: giảm lương tổng thể, bồi thường bằng cổ phiếu của ngân hàng chứ không phải là tiền mặt, ngăn chặn các lợi ích như phụ cấp nhà ở, và trong nhiều trường hợp sẽ không có tiền thưởng.
IPO biểu tượng đường chân trời của New York
Các công ty điều hành tòa nhà Empire State, tòa nhà cao nhất ở New York, đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu có thể tăng 1 tỷ USD.
Điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn không đủ khả năng để mua một căn nhà, bạn vẫn có thể mua cổ phần của tòa nhà văn phòng mang tính biểu tượng nhất ở Mỹ, ít nhất là cho đến khi chính phủ bán cổ phần của Lầu Năm Góc.
Trong nộp hồ sơ pháp lý trình lên của Empire State Realty Trust Inc hôm qua đã không nói có bao nhiêu cổ phiếu được phát hành vào đợt IPO này hoặc mức giá là bao nhiêu. Thế nhưng, con số 1 tỷ USD không phải là cuối cùng, nó còn phụ thuộc vào cầu đầu tư nữa.
BOJ nới lỏng chính sách tiền tệ, đặt ra mục tiêu lạm phát 1%
Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) nới lỏng chính sách tiền tệ, tiên phong là việc mua sắm tài sản khi mà phải đối mặt với áp lực chính trị gắn với các hành động táo bạo hơn nhằm cải thiện giảm phát và giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế từ một đồng yên mạnh.
Các ngân hàng trung ương tăng mua tài sản và chương trình cho vay, theo đó nó mua nợ chính phủ và tư nhân, sau đó cho vay vốn với lãi suất thấp, giá trị đạt khoảng 10 nghìn tỷ yên (130 tỷ USD) đến 65 nghìn tỷ yên. Toàn bộ số tiền gia tăng sẽ được mua trái phiếu chính phủ dài hạn.
Và mục tiêu của chính sách là đạt được mức lạm phát tiêu dùng ở 1%.
L'Oreal's lợi nhuận tăng 9%
L'Oreal, công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới cho biết, lợi nhuận ròng đã tăng 8,9% trong năm 2011 và dự báo năm 2012 sẽ là một năm quan trọng khi thị phần được mở rộng tại các thị trường mới nổi.
L'Oreal cho biết, doanh số bán hàng tăng 4,3% đạt 20,34 tỷ euro, trong khi lợi nhuận ròng đạt 2,44 tỷ euro. Năm 2011, Tây Âu vẫn dẫn đầu với 38,4% doanh số bán hàng mỹ phẩm, tiếp đến là những nơi mà L'Oreal gọi là "thị trường mới" ước đạt 38,2%, cuối cùng thị trường Bắc Mỹ chiếm phần còn lại 23,4%.
Hội đồng quản trị L'Oreal đã quyết định đề nghị cổ đông chia cổ tức 2 euro/cổ phiếu, tăng 11% so với năm 2010.