Đồng Euro: Nguy cơ tan rã ở tuổi lên 10

Thứ hai, 20/02/2012, 10:52
Năm 2012, 10 năm tròn kể từ khi đồng euro chính thức được lưu hành. Vốn là niềm tự hào và là cơ hội tươi sáng cho một châu Âu nhưng sau 10 năm tồn tại, "niềm tự hào đó" vẫn đang vận lộn cùng nuôn vàn khó khăn để tồn tại.


Người dân tại nhiều nước châu Âu đang dần mất niềm tin vào đồng tiên chung


Năm 2012, 10 năm tròn kể từ khi đồng euro chính thức được lưu hành. Trong suy nghĩ của các nhà quản trị châu Âu ngày ấy, đồng tiền chung chính là niềm tự hào và là cơ hội tươi sáng cho một châu Âu đang già cỗi. Tuy nhiên, sau 10 năm tồn tại, "niềm tự hào đó" vẫn đang vận lộn cùng nuôn vàn khó khăn để tồn tại.

Ánh hào quang ngắn ngủi

Trên thực tế, đồng euro đã tồn tại 13 năm kể từ khi đồng đồng tiền chung của khu vực châu Âu được biết đến tại thị trường tài chính của 11 quốc gia châu Âu năm 1999. Mặc dù vậy, đến 1/1/2002, đồng euro mới chính thức được lưu hành tại châu Âu bằng việc phát hành các tờ tiền giấy và đồng xu tại 12 quốc gia.

Tính đến giữa năm 2011, tổng cộng đã có 14,2 tỷ tờ tiền giấy và 95,6 tỷ đồng tiền xu với tổng trị giá 870 tỷ euro được lưu hành tại 17 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu. Không chỉ là biểu tượng cho sự hội nhập của châu Âu, việc ra đời đồng euro đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới.

Ngay sau khi chính thức đi vào lưu hành giá trị 1 euro gần bằng 1 USD, tại nhiều thời điểm sau đó đồng euro tăng giá trị, thậm chí có những thời điểm trong năm 2008, 1 euro đổi được 1,6 USD. Đặc biệt khu vực Eurozone chỉ chiếm 16,5% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng đồng euro lại chiếm tới 27% dự trữ ngoại hối của thế giới. Không chỉ mang những ý nghĩa lớn lao về kinh tế trong những ngày đầu đi vào lưu thông, đồng euro còn mang biểu tượng hữu hình về bản sắc thống nhất của khu vực.

Báo chí thế giới cũng hoan hỉ đăng tin và hình ảnh về những đồng tiền chung đầu tiên trên thế giới với sự thán phục về khả năng hợp lực của 15 nước châu Âu đầu tiên tham gia. Từ một thị trường chung châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 đến một đồng tiền chung, quả thực không phải châu lục nào cũng làm được. Chưa tính tới các giá trị kinh tế do đồng euro mang lại ngày đó, chỉ với giá trị tinh thần đó đồng euro cũng đã xứng đáng trở thành niềm tự hào của người dân lục địa già.

Theo nhiều chuyên gia khi đó, sự ra đời của đồng euro trên thực tế không chỉ dừng lại ở "giấc mơ" tạo sự gắn kết và thuận lợi hơn trong khu vực châu Âu, một cách tham vọng hơn, các nhà quản trị châu Âu muốn euro trở thành một loại "vũ khí" để làm đối trọng với đồng USD đang thống trị toàn thế giới.

Giấc mơ đó không phải không có cơ sở, bởi trên thực tế với hai đầu tàu kinh tế hùng mạnh lúc bấy giời là Đức và Pháp, hơn 300 triệu người dân châu Âu hoàn toàn bị thuyết phục vào một tương lai tươi sáng của đồng tiền chung. Tuy nhiên "giấc mơ" châu Âu hợp nhất như sụp đổ hoàn toàn khi "đám cháy" bắt đầu từ Hy Lạp bắt đầu lan rộng.

Người dân châu Âu như trải qua giấc mộng, khi tỉnh giấc chỉ còn lại sự lo sợ cho "kịch bản" xấu nhất sẽ xảy ra. 1/3 số dân Pháp được hỏi lo ngại đồng euro sẽ không còn tồn tại trong 10 năm tới. Tạp chí hướng dẫn người tiêu dùng Que Choisir, trong số đầu tiên năm 2012 cũng nêu ra một vài con số đáng lo ngại: Giá một ổ bánh mì trong 10 năm qua nhảy vọt từ 4,39 franc Pháp, tương đương với 67 xu euro lên 85 xu euro, tăng 27%, giá một tách cà phê trong một thập niên tăng 45%. Đáng báo động hơn nữa là trong 10 năm qua, giá một kg táo tăng 65%, hay giá thịt gà hiện tại đắt gấp rưỡi so với 10 năm về trước.

Tất cả sự thật trần trụi đó cùng với bóng đen nợ công đang đè nặng thêm trên đôi vai của những người dân lục địa già khi vừa tỉnh mộng.

Muôn vàn khó khăn

Theo nhiều chuyên gia, trong một thập niên qua, từ khi chính thức được đưa vào lưu thông cho tời hiện tại chưa bao giờ dư luận tại các nước quanh khu vực Địa Trung Hải lại tỏ ra hoài nghi đối với đồng euro như hiện nay.

10 năm sau khi chính thức sử dụng đồng tiền chung các thành viên Khu vực sử dụng đồng euro lần lượt mất điểm tín nhiệm AAA và đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng nợ công. Ngay cả Pháp và Đức, hai đầu tàu kinh tế của Eurozone cũng bị đe dọa. Trong mắt nhiều người Pháp, euro bị coi là nguyên nhân dẫn tới lạm phát, thu hẹp sức mua của các hộ gia đình, mặc dù ngày đầu tiên của năm 2002 họ đã từng hào hứng đón nhận một đơn vị tiền tệ mới - đồng euro.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp và nhà kinh tế Pháp đã nghiên cứu đến kịch bản đồng tiên chung tan vỡ, điều mà vốn được cho là khó có thể xảy ra chỉ cách đây vài tháng. Nhiều hãng du lịch lớn còn nghiên cứu đến phương thức chi trả thế nào trong trường hợp quay trở lại đồng tiền cũ.

Không kém phần bi quan. một cuộc khảo sát mới đây tại Đức cho thấy, 85% người Đức đổ lỗi lạm phát cao là do đồng euro. Người Đức cũng cảm thấy không thể chịu đựng được khi đứng nhìn từng đồng thuế do mồ hôi nước mắt của người Đức bị tuồn ra nước ngoài để dung vào việc cứu trợ.

Mà nguồn gốc để dẫn tới việc phải cứu trợ đó là do những anh "chàng hào phóng và vô kỷ luật" như Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha... gây ra.10 năm trước, châu Âu hồ hởi với sự ra đời của đồng tiền chung, bước đánh dấu cho sự hội nhập sâu, mạnh hơn của các thành viên trong khối. Một thập kỷ sau, các nước sử dụng đồng tiền này đang đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và đồng euro đứng trước nguy cơ tan rã.

"Mười năm đầu tiên của đồng euro là một thất bại của sự phối hợp các chính sách tiền tệ, nhiều hơn là đối với chính sách tài khóa", ông Benassy-Quere, nhà kinh tế học người Pháp nhận định.

2012, châu Âu đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của đồng tiền chung trong một không khí vô cùng ảm đạm. Tại Hy Lạp, khoảng 100.000 người tụ tập tại trung tâm thủ đô Athens đốt phá các cửa hiệu để phản đối khi Quốc Hội thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng mới. Không chỉ có những ngọn lửa trên đường phố, lửa cũng đang cháy âm ỉ trong lòng chính người dân châu Âu. Lục địa già sẽ vượt qua được cơn cực bĩ này? Một lần nữa thế giới lại ngóng chờ sự đồng lòng nhất trí của người dân châu Âu.

2012, 10 năm tròn kể từ khi đồng euro chính thức được lưu hành. Trong suy nghĩ của các nhà quản trị châu Âu ngày ấy, đồng tiền chung chính là niềm tự hào và là cơ hội tươi sáng cho một châu Âu đang già cỗi. Tuy nhiên, sau 10 năm tồn tại, "niềm tự hào đó" vẫn đang vận lộn cùng nuôn vàn khó khăn để tồn tại.

Theo VEF

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn