|
Ảnh: Nikkei |
Tác động từ chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây tác động mạnh lên khắp kinh tế toàn cầu, gây ảnh hưởng xấu lên nhiều công ty công nghiệp lớn tại châu Á như Nhật hay Hàn Quốc, tác động tiêu cực lên nhiều nhà máy ở các nước xa xôi như Đức.
Sản xuất công nghiệp toàn cầu tính trong khoảng thời gian 3 tháng đến cuối tháng 6/2019 suy giảm, ngoài ra dòng chảy thương mại cũng sụt giảm, như vậy có đủ dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chững lại.
Khảo sát tình hình sản xuất tại nhiều doanh nghiệp ở châu Á và châu Âu cho thấy rằng khả năng sản xuất phục hồi trong những tháng tới khó xảy ra bởi thuế quan giữa hai nước vẫn tiếp tục tăng lên. Khảo sát tình hình sản xuất Mỹ vào ngày thứ Ba dự kiến cũng phát đi thông điệp tương tự.
Dấu hiệu suy yếu của ngành sản xuất toàn cầu sẽ khiến cho Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới tính đến việc cung cấp thêm các gói kích thích thông qua nhiều đợt giảm lãi suất cơ bản. Hiện nay, nhiều người lo ngại về khả năng khi tình trạng đình đốn của sản xuất kéo dài và mở rộng về quy mô, nó sẽ kéo theo sự suy giảm của nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế vốn còn đang tăng trưởng mạnh trước đó.
Hoạt động sản xuất tại nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới đã chững lại tính từ đầu năm 2018 bởi nhiều nhà máy đã đạt công suất tối đa sau khoảng thời gian dài kinh tế tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương nhiều nước nâng lãi suất nhằm làm dịu bớt nhu cầu.
Thế nhưng sau đó, sự chững lại này ngày một tồi tệ hơn bởi nhiều tranh chấp thương mại, tranh chấp thương mại đã leo thang trong ngày Chủ Nhật khi Mỹ áp thuế 15% với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có bao gồm quần áo, dụng cụ và hàng điện tử.
Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách tăng thuế với hàng Mỹ, trong đó nhắm đến đậu tương, dầu thô và dược phẩm. Đợt tăng thuế 15% với nhiều sản phẩm của Trung Quốc bao gồm máy tính xách tay, đồ chơi, trò chơi điện tử và nhiều sản phẩm khác đã được trì hoãn đến 15/12/2019.
Các cuộc đối thoại về thương mại đã chững lại từ cuối tháng 5/2019 khi đó các nhà đàm phán của hai bên được tin là đã tiến gần đến một thỏa thuận. Từ đó các nhà đàm phán đã cố gắng nhưng không thành công để có được thỏa thuận ban đầu, Trung Quốc cam kết mua thêm nông sản Mỹ và Mỹ đồng ý nới lỏng biện pháp hạn chế với công ty Huawei Technologies.
Trong ngày thứ Hai, Bắc Kinh đã phàn nàn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump áp với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đã chịu tác động rõ ràng từ các biện pháp nâng thuế giữa Trung Quốc và Mỹ, xuất khẩu của các nước như Hàn Quốc hay Nhật sang Trung Quốc giảm rõ nét. Trong ngày Chủ Nhật, Hàn Quốc công bố so với cùng kỳ năm trước xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc giảm 21,3% trong tháng 8/2019.
Theo BizLive