Cổ phần nhựa Tiền Phong và Bình Minh thuộc về ai?

Chủ nhật, 25/03/2012, 13:52
Ai đứng sau thương vụ mua cổ phần nhựa Bình Minh và nhựa Tiền Phong?

 

Chúng tôi muốn thành doanh nghiệp nhựa hàng đầu Việt Nam và sẽ xem xét nâng tỷ lệ sở hữu hai công ty lên 49%- đơn vị mua cổ phần cho biết.

Vừa qua, Nawaplastic Industries (Saraburi) - công ty chuyên sản xuất và phân phối ông nhựa PVC, do Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) nắm 100% cổ phần đã hoàn tất việc mua hơn 9,82 triệu cổ phiếu của CTCP nhựa thiếu niên Tiền Phong (mã NTP) và 5,85 triệu cổ phiếu CTCP nhựa Bình Minh (mã BMP).

Sau thương vụ này, Nawaplastic Industries sẽ nắm giữ 22,7% cổ phần của NTP và 16,7% cổ phần của BMP và trở thành cổ đông lớn lớn thứ 2 tại hai công ty này, sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Trả lời phỏng vấn Bangkok Post, giám đốc điều hành TPC, ông Kanet Khaochan đánh giá BMP là nhà sản xuất và phân phối ống nhựa lớn nhất miền Nam, trong khi NTP là nhà sản xuất lớn nhất miền Bắc.

"Chúng tôi muốn trở thành nhà sản xuất và phân phối hàng đầu tại thị trường Việt Nam, bên cạnh thị trường Thái Lan, nơi TPC nắm 50% thị phần", ông Kanet nói.

Ông Kanet từ chối tiết lộ giá trị giao dịch, tuy nhiên ông cho biết thêm TPC sẽ xem xét việc nâng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty này lên 49% trong thời gian tới.

Theo báo cáo tài chính của BMP và NTP trong 3 năm gần đây, ROE và ROA của các công ty này đều ở mức cao.

Nguồn: Báo cáo tài chính BMP và NTP

So với công ty trong ngành đang niêm yết, kết quả kinh doanh của BMP và NTP có phần trội hơn, khi mà thị phần đã chiếm trên 50%.

Kết quả kinh doanh năm 2011
Đơn vị: tỷ đồng


Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011

Ngoài việc công ty con Saraburi đang nắm cổ phần tại NTP và BMP, TPC hiện đang nắm cổ phần tại 4 công ty khác tại Việt Nam.

Nguồn: Báo cáo thường niên của TPC năm 2010

Điều đáng chú ý, TPC hiện có 45% cổ phần là do Tập đoàn Siam Cement (SCG) của Thái Lan nắm giữ.

Tổng tài sản của SCG đến cuối năm 2011 đạt hơn 12 tỷ USD. Theo bảng xếp hạng 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Fobes năm 2011, SCG đứng thứ 2 tại Thái Lan và đứng thứ 620 trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, SCG bắt đầu hoạt động vào năm 1992 và hiện đang kinh doanh trên 6 lĩnh vực gồm nhựa - hóa chất, xi măng, giấy, vật liệu xây dựng, phân phối và đầu tư tài chính. Trong đó, lĩnh vực nhựa và hóa chất (SCG Chemicals) hiện mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho SCG.

Năm 2011, doanh thu bán hàng của SCG tại Việt Nam đạt 293,1 triệu USD, tăng 14% so với năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng như trên, SCG dự kiến tiếp tục chi 64,5 triệu USD trong năm 2012 để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.


 

Nguồn: SCG

 

Hiện SCG đang có tham vọng đầu tư vào dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD. Tập đoàn này đã ký hợp đồng liên doanh đầu tư với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) và đối tác của Qatar. Theo hợp đồng liên doanh này, SCG sẽ nắm giữ 28% cổ phần của dự án, TPC nắm 18%.

Như vậy, với việc mua lại cổ phần của NTP và BMP thông qua công ty con, SCG đang khẳng định tham vọng đứng đầu thị trường nhựa - vật liệu xây dựng Việt Nam.


Theo Gafin

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích