Công ty của tỷ phú Buffett trốn thuế?

Chủ nhật, 22/04/2012, 10:50
Cơ quan Thuế liên bang Mỹ (ISS) đã khởi kiện một đơn vị thuộc công ty Berkshire Hathaway của huyền thoại Buffett, hòng đòi 366,3 triệu USD tiền thuế và phạt.


Tin liên quan
>>
Tại sao Warren Buffett quyết định công bố thông tin về bệnh ung thư?
>> Tỷ phú Warren Buffett giả "nghèo" để trốn thuế?
>> Quyết định trị giá 50 tỷ USD của Warren Buffett
>> Warren Buffett, nhà đầu tư lớn nhất mọi thời đại
 

Trung tâm của vụ kiện là NetJets, một công ty con của Berkshire chuyên cung cấp máy bay phản lực tư nhân để phục vụ những người giàu nhất nước - đối tượng mà ông Buffett nói nên đóng thuế nhiều hơn.

Mấu chốt của vụ kiện là liệu NetJets và một số công ty chị em khác có nên thu một loại thuế lưu thông đặc biệt - thường gọi là "thuế vé" (ticket tax) - đối với những người "chủ phân đoạn" của các chiếc máy bay hay không. "Chủ phân đoạn" là một thuật ngữ cho biết người sở hữu số giờ bay nhất định trên một chiếc máy bay tư nhân trong một năm, hay nói cách khác là "chủ theo thời gian".

Theo đơn kiện của ISS gửi lên tòa án quận Columbus ở Ohio, 4 đơn vị của NetJets đã "lảng tránh hoặc từ chối" đóng thuế và các khoản phạt trong giai đoạn từ năm 2003-2009. Cụ thể, NetJets Aviation Inc nợ 302,1 triệu USD; NetJets International Inc nợ 53 triệu USD; Executive Jet Management Inc nợ 10 triệu USD; NetJets Large Aircraft Inc nợ 1,19 triệu USD.
 

Buffett từng nổi tiếng với việc hô hào đóng thêm thuế


Những hành khách đi máy bay thương mại phải trả thêm một khoản thuế tương đương 7,5% giá vé, cộng thêm 3,8USD cho mỗi chuyến bay. Trong khi đó, những người sở hữu máy bay lại không phải đóng loại thuế này vì không phải mua vé.

Điều này đã làm phát sinh những tranh cãi trong ngành hàng không bấy lâu nay. Luật còn phức tạp hơn khi trong tháng này ISS phát hành văn bản hướng dẫn thi hành thuế. Theo đó, việc "sở hữu, ra lệnh và kiểm soát một máy bay" là những nhân tố chính quyết định xem một máy bay có thật sự được sở hữu hay không, từ đó quyết định có đánh thuế hay không.

Trong những trường hợp người chủ - chủ cả chiếc máy bay hoặc chủ theo kiểu phân đoạn - thông qua một công ty quản lý để hoạt động hay bảo trì chiếc máy bay đó, họ phải chịu thuế lưu thông. Vì vậy, ISS cho rằng chủ của những chiếc máy bay do NetJets quản lý cũng là đối tượng phải đóng thuế về 2 mặt: thuế để chiếc máy bay tham gia bay trên bầu trời và thuế để bảo dưỡng nó.

NetJets đã thu loại thuế đầu từ các ông chủ kể từ năm 2003, khi một tòa án phán quyết rằng công ty phải thu thuế mà những người chủ phải trả cho các giờ bay. Tuy nhiên, tòa án không phán các công ty quản lý có nên thu thuế hàng tháng trên phí bảo dưỡng máy bay hay không, và phí này thường cao hơn phí cho các giờ bay.

Nay, NetJets cãi rằng "thuế vé không dự định áp cho các ông chủ máy bay tư và phí để họ bảo dưỡng và hoạt động máy bay. Không giống máy bay thương mại hay cho thuê, một người chủ sở hữu chiếc máy bay đã được cấp phép lưu thông, và vì vậy có quyền được lưu thông khi bay trên máy bay của mình, ngay cả khi ông ta trả tiền cho người khác để trợ giúp ông trong chuyện duy tu và hoạt động chiếc máy bay đó".

"Nhìn bề ngoài, lý luận của NetJets dường như hợp lý", theo GS. Reuven S. Avi-Yonah của Đại học University of Michigan và là một chuyên gia luật thuế quốc tế. "Nhưng tòa án năm 2003 đã phán quyết những người chủ máy bay ở NetJets không phải là chủ thực sự".

Nhưng giới chuyên gia cho rằng sự mập mờ này chính là điểm yếu kém của hệ thống thuế. "Nếu quốc hội muốn áp thuế lưu thông đối với các ông chủ máy bay tư, họ phải thông qua một luật rõ ràng về điều đó", một chuyên gia nói. Các chuyên gia cho rằng dù ông Buffett mạnh miệng hô hào người giàu nên đóng thêm thuế, nhưng vụ việc này ông không đại diện cho cá nhân ông, mà đại diện cho cổ đông và những người chủ máy bay ở NetJets.


Theo Thế giới hội nhập

Các tin cũ hơn