10 công ty mới thành lập với tham vọng thay đổi cả thế giới

Thứ bảy, 12/05/2012, 16:36
Với rất nhiều doanh nhân trẻ, kiếm tiền không phải là mục tiêu duy nhất mà họ đặt ra khi thành lập một công ty. Dưới đây là 10 công ty trẻ được thế giới đặt nhiều kỳ vọng.
 
>> Cựu CEO của Pepsi và Apple: "Người trẻ sẽ làm thay đổi thế giới"
>> Lương của các ông chủ và CEO Việt khủng như thế nào?
 
Rất nhiều công ty mới ra đời hoạt động với châm ngôn sứ mệnh thay đổi cách con người nhìn nhận và tương tác với thế giới xung quanh. Họ tạo ra những sản phẩm công nghệ đột phá cho cuộc sống bận rộn xô bồ của chúng ta. 
 


1. Instagram
 
Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh phổ biến sử dụng bộ lọc để nâng cao chất lượng hình ảnh. Sau khi được tung ra thị trường, ứng dụng này đã đạt được hơn 50 triệu lượt tải về và thuyết phục nhiều khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Instagram không hề chi trả bất kỳ khoản nào cho khâu tiếp thị mà hoàn toàn dựa vào một cộng đồng fan vô cùng ưa chuộng ứng dụng này để vươn ra thế giới. Facebook mới đây đã mua lại Instagram với mức giá lên tới gần 1 tỷ đôla.

Quảng bá thương hiệu dựa trên cộng đồng người dung trung thành và không ngừng mở rộng chính là bí kíp phát triển của hãng này.

 
2. 2tor
 
Được thành lập vào năm 2008 bởi các nhà doanh nghiệp giáo dục có tiếng, các đối tác 2tor cùng với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ bao gồm Georgetown, UNC, USC và gần đây nhất là Đại học Washington ở St Louis đã mang lại chương trình học trực tuyến, cấp bằng thực.

Chương trình này hướng đến mục tiêu cải cách giáo dục đại học bằng những khóa học trực tuyến uy tín và không làm giảm chất lượng đào tạo cũng như năng lực thực tế của sinh viên hay tỷ lệ tốt nghiệp và cơ hội việc làm.

Khởi nghiệp với 96 triệu đôla vốn liên doanh và những thành công nổi bật, cho đến nay, 2tor đã chứng tỏ được vai trò tiên phong lãnh trong lĩnh vực giáo dục và coi đây là một  thành phần của khu vực dịch vụ trên thị trường. Bí kíp của 2tor luôn là: Tiến hành những bước cải cách thực sự khả thi dựa trên nền tảng tư duy sáng tạo.

 
3. Global Giving
 
Global Giving đã thay đổi cách thức đầu tư quốc tế vào các quốc gia đang phát triển. Thông qua việc thúc đẩy một mạng lưới các nhà tài trợ cho những dự án nền tảng trên toàn thế giới, Global Giving đã thu được hơn 65 triệu đôla và hỗ trợ tài chính cho nhiều dự án Với Global Giving, đầu tư luôn hướng đến mục tiêu phát triển một cộng đồng bền vững, thịnh vượng.

 
4. Pinterest
 
Pinterest, một bảng ghim ảo cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh một cách nhanh chóng và dễ dàng đã phổ biến mạnh mẽ thành một mạng xã hội lớn thứ ba.

Với một cộng đồng ngày càng đông đảo người tham gia và chia sẻ hàng ngàn bộ sưu tập ảnh, Pinterest đã gây dựng một môi trường mạng xã hội mới mẻ và được ưa chuộng.

Chìa khoá thành công của Pinterest đó là: Thiết kế trang web của hang thật đơn giản và dễ dàng sử dụng luôn là nước cờ tối ưu để thuyết phục và giữ chân người dùng.

 
5. Airbnb
 
Airbnb là một trang web ứng dụng tuyệt vời trong lĩnh vực khách sạn. Công ty này đã đạt giá trị 1 tỷ đôla vào năm 2011, mặc dù phải hứng chịu ảnh hưởng không mấy nhẹ nhàng từ vụ bê bối lớn liên quan đến một vụ trôm trong phòng khách sạn và dịch vụ khách hàng không đạt tiêu chuẩn.

Airbnb phản ứng nhanh chóng trước tình cảnh đó bằng cách cải thiện dịch vụ khách hàng, xiết chặt công tác bảo vệ. Hiện công ty này đã có được danh tiếng riêng cho hãng mình.

Bài học xương máu đối với hang chính là: Cần ứng phó linh hoạt, kịp thời để khắc phục những bê bối bất ngờ xảy đến thay vì nằm im chịu trận.

 
6. Square
 
Square đã phát triển thành một công ty quy mô trên 1 tỷ đôla nhờ cung cấp hình thức thanh toán bằng thẻ tính dụng cho các nhà kinh doanh xe hơi.

Công ty này thu hút người dung thông qua chiêu miễn phí thiết bị và ứng dụng. Chính vì thế mà các giao dịch với họ chỉ chiếm một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ trong doanh thu của Square.

Tuyệt chiêu của hãng này là: Hi sinh một vài sản phẩm miễn phí cho khách hàng và đợi chính họ bù cho bạn bằng doanh thu khổng lồ trong tương lai.

 
7. Zappos.com
 
Công ty giày dép thương mại điện tử bán lẻ nổi tiếng nhất thế giới này đã khởi nghiệp với một tiền đề đơn giản: Cứ lấy khách hang làm trung tâm thì công việc kinh doanh ắt sẽ xuôi chèo mát mái.

Trong quá trình kinh doanh, công ty này xác định rõ tôn chỉ hoạt động của dịch vụ khách hàng đó là “khách hàng là thượng đế”. Chính sách này đã đem lại cho Zappos những thành công rực rỡ. Năm 2009, công ty đã được mua lại với giá 1,2 tỷ đôla.

Zappos.com đã chứng tỏ chân lý kinh doanh: Coi khách hàng là thượng đế, và thượng đế thì không bao giờ bỏ mặc những đứa con của mình.

 
8. BetterWorks
 
Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế,  tỷ lệ lao động thất nghiệp đang ở mức rất cao nhưng nhiều công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Hướng tới thực trạng này, BetterWorks là dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp gắn kết với đội ngũ nhân viên của mình thông qua việc ghi nhận và trao tặng những phần thưởng thoả đáng.

BetterWorks đã chứng tỏ sự hiệu quả trong các chiến lược của hãng và giúp các công ty sử dụng ứng dụng nâng cao chất lượng công việc một cách đáng kể. Với Better Works, hậu đãi nhân viên là tự củng cố tầm vóc của doanh nghiệp.

 
9. Docstoc
 
Đồng sáng lập bởi ông Jason Nazar và ông Alon Schwartz, Docstoc đã mang đến sức sống mới cho thế giới tài liệu chuyên ngành khô khan.

Mặc dù Docstoc lúc đầu chỉ là một trang web lưu trữ và chia sẻ tài liệu, nó đã phát triển nhanh chóng bằng cách cho phép người dùng, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế bán những tài liệu chuyên ngành của họ, rồi hang này thuê một đội ngũ luật sư và các nhà kinh doanh để tổng hơp, thiết kế nên những tài liệu mang tính tổng hợp nhất. Chìa khoá vàng của họ chính là mở rộng quy mô doanh nghiệp để đồng thời tăng doanh thu.

 
10. Better Place
 
Better Place là một công ty mới đi trước thời đại vận hành dựa trên việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cho các phương tiện giao thông điện tử.

Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng của tương lai, Better Place đã mở đường cho công nghệ ô tô xanh và tiết kiệm nhiên liệu. Better Place giúp chúng ta hiểu rằng đặt mục tiêu thị trường và phát triển sản phẩm cho tương lai có thể là một mô hình kinh doanh khả thi.
 

Theo TTVN/Forbes

Các tin cũ hơn