Buôn thanh long ở Pò Chài: Để không bị Trung Quốc ép giá

Chủ nhật, 13/05/2012, 09:28
Nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phương pháp sản xuất, xuất khẩu... là những giải pháp được các nhà quản lý, doanh nghiệp dự kiến áp dụng nhằm tránh tình trạng thanh long bị thương lái Trung Quốc ép giá.


>>Xăng theo thị trường, lương theo hệ số
>>“Gói“ 29.000 tỉ đồng chưa phải là “thuốc“ cứu DN “sắp chết“?
>>Ngân hàng lớn của Trung Quốc chỉ là hổ giấy?
>>HĐQT Eximbank: Đầu tư vào Sacombank chắc chắn thắng!

 


Xe container chở nông sản Việt Nam vào Trung Quốc
ở cửa khẩu Cổng Trắng - Lạng Sơn

 

Không khuyến khích trồng thêm

Đó là chủ trương của tỉnh Bình Thuận đối với cây thanh long. Theo ông Huỳnh Thanh Cảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, trước mắt tập trung canh tác có hiệu quả diện tích hiện nay.

Để đảm bảo tính bền vững, tỉnh hướng dẫn bà con sản xuất tiêu chuẩn VietGap (có khoảng 7.000 ha đạt tiêu chuẩn VietGap trong năm 2012), hướng đến việc xuất khẩu phải ưu tiên hàng VietGap.

Ngoài ra, để đảm bảo đầu ra ổn định, không bị dồn ứ hàng hóa, Sở NN-PTNT cùng Sở Công thương lên kế hoạch cung cấp điện cho bà con chong đèn thanh long theo kế hoạch. Tránh tình trạng đồng loạt sản xuất thanh long chong đèn, đến nỗi sản lượng quá nhiều không tiêu thụ hết. Mặt khác, các DN cần xây thêm nhiều kho lạnh ngay tại Lạng Sơn để chứa hàng, phòng khi các thương gia Trung Quốc ép giá.

Theo ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hằng năm chúng ta xuất sang thị trường Trung Quốc hàng trăm nghìn tấn thanh long. Thị trường Trung Quốc có sức hút rất lớn và đem lại hiệu quả cao cho thanh long Bình Thuận.

Nhiều hộ nông dân trồng thanh long thực sự giàu lên; nhiều DN làm ăn có lãi nhờ xuất khẩu thanh long... từ đó giải quyết việc làm cho hơn 23.000 hộ nông dân sản xuất thanh long trong tỉnh.

Hiệp hội xác định trong những năm tiếp theo thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc để giải quyết đầu ra cho gần 18.000 ha thanh long của tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, hiệp hội đề xuất một mặt phải mở rộng nhiều thị trường, nhất là các thị trường lâu năm; mặt khác phải tập trung sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn VietGap mà tỉnh đang triển khai để giữ uy tín cho thương hiệu. Tiếp đến là cần có sự bắt tay đoàn kết giữa các DN xuất khẩu thanh long trước sự ép giá của các đối tác nước ngoài.

Xuất chính ngạch

Dù bị thao túng, ép giá nhưng nhiều doanh nghiệp cũng chung nhận định trước mắt Trung Quốc vẫn là thị trường chính của trái thanh long. Giám đốc Công ty TNHH-TM-VT Đăng Tiến (Bình Thuận) cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là phải sản xuất thanh long sạch tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế, vì thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính nên bên cạnh giữ số lượng phải đảm bảo được chất lượng để nâng uy tín thương hiệu thanh long Bình Thuận.

Còn bà Huỳnh Thị Tú, Giám đốc Công ty TNHH Lộc Tú, cho rằng thay vì xuất tiểu ngạch, công ty chuyển sang xuất chính ngạch. Mỗi năm Lộc Tú xuất hàng nghìn container sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh và cả bằng đường biển. “Xác định rủi ro trong xuất tiểu ngạch rất cao, nên công ty muốn xuất chính ngạch cho có sự ổn định lâu dài”, bà Tú nói.

Theo ông Vy Công Tường, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, Tân Thanh là cửa khẩu chuyên xuất nông sản sang Trung Quốc. Không chỉ thanh long của Bình Thuận mà còn vải thiều, dưa hấu, nhãn... của nhiều địa phương khác.

“Có ngày trái cây Việt Nam xuất qua Trung Quốc từ 5.000 -7.000 tấn. Hải quan Lạng Sơn đã tham mưu cho UBND tỉnh tháo bỏ tất cả các trạm kiểm soát nhỏ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc”, ông Tường nói.



Theo Thanhnien

Các tin cũ hơn