Trong bối cảnh các nhà bán lẻ sợ nguy cơ giảm phát tác động trực tiếp tới ngành này, số liệu công bố của Hiệp hội các nhà bán lẻ VN càng khiến DN bán lẻ chồng chất nỗi lo.
Lớn nhỏ cùng yếu
Tại hội thảo giúp DN bán lẻ vượt khó năm 2012, tổ chức tại TP HCM ngày 11/5, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN, cho biết năm 2010 được xem là năm có mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp nhất (7,6%), nhưng trong 4 tháng đầu năm chỉ số này xuống tới mức 5%.
Theo bà Loan, dù lạm phát đã được kiềm chế, nhưng ngành bán lẻ, vốn là ngành sôi động nhất lại đang rất trầm lắng và đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm những tháng gần đây cho thấy nguy cơ giảm phát đang dần hiện hữu.
Thị trường ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ, phá sản từ bán buôn đến bán lẻ, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hầu bao khiến sức mua giảm sút nhanh.
Ngay cả những thương hiệu lớn như Ninomaxx cũng rộ lên tin đồng phá sản, đóng cửa…Trong khi các DN bán lẻ hàng đầu tại thị trường trong nước như Saigon Co.op, Vinatex, Nguyễn Kim… rất khó khăn trong việc đấu tranh để có được mức giá tốt nhất để giữ doanh số.
Các doanh nghiệp bán lẻ đang sụt giảm doanh số bán hàng dù lạm phát đã được kiềm chế
Ông Danh Quý, Giám đốc kế hoạch đầu tư Saigon Co.op, cho biết, doanh số bán hàng của hệ thống Co.opMart đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đại diện hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng thông tin hệ thống siêu thị này đã phải tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi không thu được lợi nhuận.
Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, một nguyên ngân khác khiến ngành bán lẻ sụt giảm, theo hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, thời gian qua người tiêu dùng gặp quá nhiều mối đe dọa từ các loại thực phẩm, hàng hóa như thịt bẩn, rau quả dùng chất ướp xác…
Siêu thị được xem như một kênh bán hàng hóa đảm bảo nhưng theo khảo sát của cơ quan này, một số siêu thị tại TP.HCM đã từng bán cả thịt heo dùng chất tạo nạc. Phải hạ chi phí đầu vào Khó khăn lớn nhất của DN hiện tại, theo Hiệo hội các nhà bán lẻ, là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyện hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng…
Trong khi thị trường thu hẹp do sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất đình trệ, thị phần phải chia sẻ với các nhà bán lẻ nước ngoài. Khối DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ lại rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
Theo bà Loan, với tình hình hiện nay, các DN nếu vay được vốn ngân hàng với mức 15% vẫn quá sức để ổn định sản xuất, dù không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn này. Việc cần thiết trước mắt, theo Hiệp hội các nhà bán lẻ là chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập DN xuống mức 20%; giúp DN giảm thiểu chi phí đầu vào, như kiểm soát chặt việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khẩu tại cảng, song song với giải quyết thị trường đầu ra trong bối cảnh cầu trong nước xuống thấp.
Ông lớn tận dụng thời cơ Theo một số nhà bán lẻ trong nước, dù đang đối mặt với với những khó khăn, thách thức, song DN vẫn có nhiều cơ hội. Ông Danh Quý khẳng định, Saigon Co.op sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các đại siêu cùng hệ thống cửa hàng tiện lợi Co.opfood.
Ông Nguyễn Thanh Sử, đại diện Hệ thống siêu thị Nguyễn Kim, cho rằng sự ảm đạm của thị trường bất động sản đang là thời điểm lý tưởng để các nhà bán lẻ tìm được những mặt bằng ở vị trí đẹp, giá rẻ. “Nguyễn Kim vừa khai trương thêm 6 siêu thị và đặt mục tiêu có thêm 10 siêu thị điện máy mới trong quý I năm sau, đạt doanh số 40.000 tỉ, chiếm 30% thị phần điện máy tại VN vào năm 2015…