"Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay không thể không cho EVN tăng giá vì họ nói tình hình tài chính khó khăn lắm rồi. Tuy nhiên cùng với tăng giá điện, EVN cần nỗ lực hơn nữa để giảm tổn thất điện năng, bởi Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa trả lời trên website Chính phủ rằng tổn thất điện năng các nước khu vực chỉ khoảng 5%, trong khi của chúng ta vẫn ở khoảng 10%"
Ông Tô Quốc Trụ (giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng VN) |
Công nhân ngành điện chốt chỉ số côngtơ khách hàng trong đợt tăng giá điện trước - Ảnh: DUY ANH |
GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN SINH HOẠT BẬC THANG
|
GIÁ HIỆN TẠI
|
GIÁ MỚI
|
MỨC TĂNG
|
50 kWh cho hộ nghèo và thu nhập thấp
|
993
|
993
|
Không tăng
|
từ 0-100kWh cho hộ thu nhập thông thường
|
1.242
|
1.284
|
42
|
từ 101-150kWh
|
1.369
|
1.457
|
88
|
từ 151-200kWh
|
1.734
|
1.843
|
109
|
từ 201-300kWh
|
1.877
|
1.997
|
120
|
từ 301-400kWh
|
2.008
|
2.137
|
129
|
từ 401kWh trở lên
|
2.060
|
2.192
|
132
|
TS Lê Đăng Doanh (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương): Không thể nói tác động không đáng kể
Việc chọn tăng giá điện vào thời điểm này là dễ hiểu vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa giảm. Tuy nhiên, việc tăng giá giữa thời điểm doanh nghiệp đang rất khó khăn cũng chưa hẳn là hợp lý. Việc tăng giá điện làm doanh nghiệp tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, trong khi doanh nghiệp khó có thể tăng giá bán, điều này khiến nhiều doanh nghiệp thêm khó khăn. Việc tăng giá điện chắc chắn cũng khiến CPI tăng, người dân vừa được hưởng giá xuống sẽ đối mặt với khả năng một số mặt hàng có thể phải tăng. Đó là chưa kể việc EVN tăng giá giữa lúc giá dầu giảm, điều này không hay chút nào. Theo tính toán của EVN, việc tăng giá điện sẽ khiến người dân phải chi thêm một khoản tiền chỉ vài chục nghìn đồng. Theo tôi, không nên nói việc tăng này là không đáng kể. Bởi giá điện không chỉ khiến chi phí gia đình trả cho ngành điện tăng thêm, khi mua thêm giá hàng hóa hay dịch vụ nào đó người dân cũng phải chi trả tăng thêm do tăng giá điện, cộng dồn lại khó thể nói là không đáng kể với nhiều người. Trong điều kiện tăng giá, tôi đề nghị EVN cần công khai hơn nữa cơ cấu giá thành của EVN, xem EVN đã tiết kiệm thế nào, tiền lương ra sao. Đó là những điều xã hội muốn biết mỗi khi EVN tăng giá. Ông Phạm Chí Cường (chủ tịch Hiệp hội Thép VN): Bồi thêm đòn nặng vào doanh nghiệp Tôi thật sự không hiểu vì sao lại chọn thời điểm này để tăng giá điện? Nếu nhìn vào sức mua nội địa đang có nguy cơ dẫn đến giảm phát, nhiều doanh nghiệp đang phải chống chọi vất vả với việc “giải quyết” sản phẩm tồn kho, điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn chồng chất. Trước tình hình này, việc tăng giá điện là một đòn nặng bồi tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngành thép, giá điện hiện chiếm 6-7% giá thành sản xuất. Theo tính toán sơ bộ, để làm ra 1 tấn thép sẽ mất 600kWh, giá điện tăng sẽ làm đội giá thành sản phẩm lên ít nhất 39.000 đồng/tấn. Nếu một doanh nghiệp sản xuất bình quân 40.000 tấn thép/tháng, chi phí từ tiền điện đội lên 1,56 tỉ đồng/tháng. Trong khi các doanh nghiệp không thể tăng giá bởi sức mua quá thấp, không biết sẽ lấy gì để bù đắp vào chi phí tăng thêm này. Ông Hồ Đức Lam (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông): Doanh nghiệp sẽ “đi” nhiều hơn Với giá điện tăng bình quân 5%, sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp phá sản vì tất cả đều đã vượt quá ngưỡng chịu đựng. Trong ngành nhựa, hiện giá điện chiếm 5-7% giá thành sản xuất. Công ty chúng tôi mỗi tháng trả hơn 1 tỉ đồng tiền điện cho sản xuất, chi phí sẽ đội lên vì giá điện tăng hơn 50 triệu đồng/tháng. Nếu tính luôn cả chi phí lãi vay ngân hàng, đầu vào nguyên liệu đang ở mức cao ngất ngưởng, lợi nhuận làm ra (nếu có) của doanh nghiệp chắc chắn không đủ bù đắp chi phí. Với sức mua quá kém hiện nay, các doanh nghiệp đang chết dở sống dở với hàng tồn, việc giá điện tăng sẽ thêm điều kiện nhanh chóng kết liễu doanh nghiệp. |
Theo Tuổi Trẻ