Cuộc chiến “Take away”: Âm thầm và khốc liệt

Chủ nhật, 01/07/2012, 15:33
Không chỉ các thương hiệu nội địa, cuộc chiến “take away” có sự tham chiến khốc liệt từ các thương hiệu nước ngoài.
Nội chiến gay cấn
 
“Coffee to go” là một trong những hình thức tiên phong trong mô hình kinh doanh “take away”. Nổi bật là hai tên tuổi đang cạnh tranh khốc liệt: Passio và Effoc.

Vốn ra đời từ những năm trước đó, Passion vẫn “lẹt đẹt” không được nhiều người biết đến. Đến khi Effoc xuất hiện vào thời điểm chín muồi của thị trường “take away”, Passio bắt đầu trỗi dậy.

Vốn có nguồn tài chính mạnh, Passio nhanh chóng mở ra hàng loạt các cửa hàng với hình ảnh bắt mắt, quân bình tỉ số về lượng cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Passio nhanh chóng “vươn dài” ra thị trường miền Bắc với 1 cửa hàng tại thành phố Hà Nội.
 
 
Thương hiệu nội địa cạnh tranh khốc liệt

Sinh sau đẻ muộn nhưng Effoc nhanh chóng chiếm cảm tình của các bạn trẻ Việt với lượng khách hàng lớn, chỉ cần dựa vào số thành viên tham gia fanpage của Effoc có thể nhận ra điều đó. Fanpage Effoc có số lượng fan gấp 6 lần so với fanpage của Passio, đồng thời giá cả của Effoc cũng rẻ hơn nhiều so với đối thủ của mình. Nhưng Passio không hề chịu thua khi đang triển khai chương trình bốc thăm may mắn trúng thưởng Ipad tại các điểm bán của mình để thu hút lượng khách hàng.

Cuộc chiến “ngang tài, ngang sức” này khiến các marketers luôn phải chú ý theo dõi. Ngoài ra, cả hai thương hiệu này vẫn còn cạnh tranh bởi hàng loạt các thương hiệu “coffee to go” nhỏ lẻ khác ra đời. Đối thủ tiềm năng cũng có, đối thu không cân sức cũng có, nhưng dù thế nào đi nữa thì cũng khiến hai đại gia này phải chú ý.
 
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, nhiều sản phẩm kinh doanh mới được các nhà đầu tư tiếp thu và học hỏi. Các cửa hàng donut, cupcake mọc lên ngày càng nhiều. Xu hướng kinh doanh “cupcake to go” cũng là một mô hình báo hiệu sẽ nở rộ trên thị trường. Các cửa hàng cupcake nhỏ xinh xuất hiện dần ở các tuyến đường trung tâm thành phố.
 
“Ngoại xâm” đông đảo
 
Kinh tế mở cửa khiến các thương hiệu nổi tiếng cũng dần xuất hiện tại Việt Nam. Thương hiệu Subway xuất hiện chưa được bao lâu tại tòa nhà Kumho Asiana đã nhanh chóng mở thêm 2 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rõ chiến lược nhanh mạnh của thương hiệu này.
 

Subway chi nhánh Hồ Tùng Mậu trong ngày khai trương
 
Tin đồn về thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới Starbucks sẽ xuất hiện vào cuối năm nay khiến các “tín đồ cafe” mong ngóng. Có lẽ khi Starbucks xuất hiện sẽ làm thay đổi khá nhiều cục diện trong thị trường “coffee to go” tại Việt Nam này. Chưa kể các thương hiệu nội địa hiện tại vẫn còn đang cạnh tranh gắt gao với các thương hiệu nước ngoài đang có tại Việt Nam như: Gloria Jeans, Coffee Bean and the tea leaf, ….
 
Trong khi Kinh Đô Bakery, Hỷ Lâm Môn, ABC, … tìm cách cải tiến, “thêm bớt” các dịch vụ của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khách hàng thì Tour les jour luôn nườm nượp khách hàng, ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Thương hiệu BreadTalk đến từ Singapore cũng không chịu kém cạnh với gần chục cửa hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 
 
Thương hiệu Tous les Jours
 
Thương hiệu VietMac với ước mơ xây dựng riêng một thương hiệu thức ăn nhanh Việt có lẽ cũng lao đao với hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh đã có trước đó như: KFC, Lotteria, BBQ Chicken, ...
 
Huynh đệ tương … tác
 
Lợi thế độc tôn của các thương hiệu Việt Nam chính là chính sách giá. Các nhà kinh doanh Việt Nam với óc nhanh nhạy có thể học hỏi nhanh các công nghệ nước ngoài nên họ hoàn toàn có thể làm ra một sản phẩm - dịch vụ tốt với một giá cả phải chăng. Chính vì thế, nếu so sánh về giá cả theo cách sống tiết kiệm của người tiêu dùng Việt Nam, thì các thương hiệu nội địa này luôn được lựa chọn.
 
Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Việt lẽ dĩ nhiên người Việt sẽ nắm rõ hơn. Các nhà đầu tư, thương hiệu nước ngoài có thể sẽ không bằng các nhà kinh doanh Việt Nam. Và họ - những con người kinh doanh nhỏ (hơn nhiều so với các thương hiệu lớn trên thế giới) sẽ có sự thay đổi một cách linh động hơn trước biến đổi của thị trường so với các đại gia lớn của thế giới.
 
 
Những cửa hàng kinh doanh nhỏ như Pacey luôn mọc lên như nấm tại Việt Nam
 
Với nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào, một mô hình kinh doanh mới xuất hiện và thành công thì sẽ có hàng loạt các cửa hàng kinh doanh sản phẩm - dịch vụ tương tự mọc ra. Mô hình “take away” cũng không ngoại lệ. Với 1 năm nở rộ “take away” thì tại thành phố Hồ Chí Minh đã có đến hàng trăm cửa hàng “take away” nhỏ ra đời.
 
Chính từ các yếu tố trên vô tình là những cái “bắt tay” hiệp lực giữa những thương hiệu nội địa. Các thương hiệu này chính là những con sao biển, tuy nhỏ nhưng có thể phát triển nhân bản một cách nhanh chóng chính là đối thủ đáng gờm của những thương hiệu ngoại nhập.
 
Theo The Box

Các tin cũ hơn