Doanh nghiệp vẫn còn lo ngại thời gian được hưởng lãi suất như hiện nay không kéo dài - Ảnh: Ngọc Thắng |
Xin hỏi Thống đốc, lãi suất 15%/năm giữ được bao nhiêu, tôi không dám mong thấp 10%, nhưng chỉ có kiến nghị nhỏ nhoi là cần giữ ổn định ít nhất 1 năm. Bà Nguyễn Thu Hà, TGĐ Công ty TNHH Lexim |
Với tư cách Thống đốc, chúng tôi đảm bảo với chị là lãi suất tối đa 15%/năm có thể ổn định ít nhất 1 năm. Hy vọng còn hạ xuống và kéo dài nhiều năm nữa.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
|
Năm ngoái doanh nghiệp chúng tôi phải trả 150 tỉ đồng tiền lãi vay. Nếu cứ như thế thì kinh doanh cố gắng đến đâu cũng chỉ đem nộp ngân hàng mà thôi.
Ông Đỗ Hà Nam - TGĐ CTCP Tập đoàn Intimex - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.
Năm ngoái giả dụ lãi suất huy động 14%/năm, thì lãi vay cũng 18%/năm, như vậy doanh nghiệp nộp lãi cao là đúng rồi. Tiền gửi ngân hàng không những của người dân mà phần lớn của doanh nghiệp thì chính doanh nghiệp cũng được hưởng. Tiền từ túi ông này sang túi ông kia, không phải ngân hàng ăn trên lưng doanh nghiệp và cũng đừng nói ngân hàng móc túi doanh nghiệp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
|
Cách xử lý nợ
Liên quan đến lãi suất, ông Đỗ Hà Nam (Intimex) cho rằng, nhiều DN phải đi vay nóng để trả nợ NH, nhưng NH lại đẩy thông tin lên mạng, nói DN nợ xấu khiến các NH khác cũng xúm vào đòi nợ.
Ông kể trường hợp một DN kinh doanh điều, lúc đầu vay nóng của dân trả nợ NH. Nhưng về sau không trả được bị các NH xâu xé lô hàng 10.000 tấn, trong khi giá điều từ lúc vay đến lúc xử lý chỉ còn 1/3. Nếu bán hết lô hàng xong DN cũng trở thành lừa đảo, vì các chi nhánh NH bên dưới phong tỏa, dẫn tới công an vào cuộc, dân đòi nợ, thành ra hỗn loạn. “Sai lầm lớn nhất của DN là đi vay chỗ khác để trả nợ NH đến khi công an vào cuộc thì họ thành lừa đảo, dùng tiền sai mục đích” - ông Nam nói. Ông cũng phê khả năng của một số giám đốc chi nhánh NH nhỏ, vì phát triển nóng nên trình độ kém, cách xử lý nợ. |
Theo Thanh Niên