Tôi đi vay tôi

Thứ năm, 02/08/2012, 13:58
Cách đây 3 năm, bà Phạm Thị Loan - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á đã từng cảnh báo trước Quốc hội về sự lũng đoạn của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực tín dụng, tài chính.

>> Ngân hàng phải dùng lợi nhuận giải quyết nợ xấu!
>> Những ai đang nợ xấu lớn?
>> "Rốn" của nợ xấu: DNNN và đại gia tư nhân
>> Nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10%

Bà Loan cho rằng, luôn có những "ngân hàng trong ngân hàng”, nói rõ hơn là tại các ngân hàng thương mại, sự "mua bán ngầm” đã vượt trên cả báo động đỏ. Theo đó, những khoản vay - cho vay, những khoản mua và thanh khoản ngoại tệ mờ ám, những thẩm định dự án tắc trách chuộc lợi bản thân… 
 
Tất cả sẽ dẫn tới hệ lụy khiến nền móng của toàn hệ thống ngân hàng bị lung lay, ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp làm ăn chính đáng, cao hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội. Đồng thời, khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước xấu đi, áp lực đè nặng lên Nhà nước, khó khăn càng chất chồng.
 
Bà Loan đưa ra ví dụ cho vay tại lĩnh vực bất động sản. Trên nguyên tắc, ngân hàng chỉ cho vay 60-70% giá trị dự án. Tuy nhiên sự khuất tất, hay nói cách khác những "thông đồng ngoài luồng” đã làm tăng giá trị tài sản cần vay lên nhiều lần. Nếu nền kinh tế ổn định, phát triển, sự bình ổn vẫn được đảm bảo. Nhưng nếu nền kinh tế xuống dốc, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể bù được khoản vay vượt mức.
 
Phải chăng điệp khúc "tôi cho tôi vay” sẽ cứ mãi tiếp diễn, khi ngân hàng chỉ là công cụ trung gian, phục vụ lợi ích của một vài nhóm đối tượng
 
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm - cho rằng, việc các doanh nghiệp trong và ngoài khối nhà nước có số nợ gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, như vậy cần phải đặt dấu hỏi lớn đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

Những lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, đầu tư ngoài ngành… tuy cho rất nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ai gánh chịu hậu quả khi sự rủi ro sẽ đến?

Liệu những người thẩm duyệt (đã hưởng lợi từ việc ký duyệt) sẽ chịu trách nhiệm khi kinh doanh tài chính bất minh? Phải chăng điệp khúc "tôi cho tôi vay” sẽ cứ mãi tiếp diễn, khi ngân hàng chỉ là công cụ trung gian, phục vụ lợi ích của một vài nhóm đối tượng, biến tiền chung thành tiền tư, trong khi lợi ích nhà nước không đáng một đồng.
 
Đó cũng là lý do, theo cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu chiếm hơn 8,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó khối ngân hàng thương mại chiếm tới 50,5%, ngân hàng thương mại cổ phần là 27,8%, còn lại là thuộc nhóm ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, cơ quan Thanh tra đưa ra những khoản nợ "giật mình” như Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn nợ gấp 9,19 lần vốn chủ sở hữu, Tổng Cty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) nợ gấp 4,79 lần vốn chủ sở hữu, Tập đoàn điện lực EVN là 3,83 lần, Vinalines là 3,12 lần, Tập đoàn HUD là 4 lần…
 
"Tôi cho tôi vay”, các khoản nợ cứ thế được nhân lên, đan xen phức tạp, giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các ngân hàng và nguy hiểm hơn giữa các ngân hàng với ngân hàng.

Bà Loan cho biết thêm, sự bất công chính là trong khi nhiều "đại gia” vay dễ dàng hàng trăm tỷ đồng, thậm chí nghìn tỷ đồng thì nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vay. Trong trường hợp vay được, doanh nghiệp cũng mất những khoản "phí” không nhỏ. "Thấp cổ bé họng”, đồng nghĩa với khó khăn và giải thể.
 
Tiếp theo nhận xét của bà Loan, UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai 244/744 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng. Như vậy, chỉ riêng Hà Nội sẽ còn 500 đồ án, dự án phải tạm dừng triển khai. Trong số này, sẽ có bao nhiều khoản nợ của ngân hàng?

Bao nhiều khoản vay sẽ không thể thanh toán? Gánh nặng đối với Nhà nước và xã hội tiếp tục được đè xuống, trước sự bất lực của các cơ quan quản lý.
 
Đồng vốn còn lòng vòng bất minh thì sự đổ vỡ tất hiện hữu.
 
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tài sản đảm bảo có thể dùng để xử lý một phần đáng kể nợ xấu nhưng sẽ ít giá trị khi các tài sản đảm bảo này thấp hơn rất nhiều so với hợp đồng vay nợ.

Đó là chưa kể việc giao dịch hiện nay không phải dễ dàng và số tiền trích lập dự phòng rủi ro so với tổng nợ xấu không đủ lớn. Nếu tín dụng ách tắc, nền kinh tế sẽ ách tắc, thập phần nguy hiểm.


Theo Đại Đoàn Kết

Các tin cũ hơn