>> Giá xăng dầu: “Hài hòa lợi ích” kiểu đuổi hình, bắt bóng...
>> Bộ Tài chính thay doanh nghiệp trần tình giá xăng
>> Giá xăng tăng tiếp 650 đồng/lít từ 18h00 chiều nay
>> Điêu đứng vì xăng tăng giá
>> Xăng dầu lại kêu lỗ: Tăng giá và rối loạn?
Khó càng thêm khó
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sức tiêu thụ của tháng 8 ước tính ở mức 350.000 tấn, thua xa so với mức 450.000 - 500.000 tấn của những năm trước. Vì vậy các DN ngành thép đang hết sức khó khăn, chỉ sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động. Trong tình cảnh đó, việc tăng giá xăng dầu liên tục khiến họ đứng trước nguy cơ thua lỗ.
Ông Đỗ Duy Thái - Tổng giám đốc Công ty Thép Việt - cho rằng trước mắt, chính người tiêu dùng phải gánh chịu tác động tăng giá này. Hiện các công ty vận tải đã chào giá tăng từ 5 - 10% và chắc chắn giá thép xây dựng đến tay người tiêu dùng sẽ tăng tương ứng.
Ví dụ hiện một tấn thép có giá tại nhà máy của Thép Việt ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 15 triệu đồng thì khi chuyển ra Hà Nội sẽ thành 15,4 triệu đồng; lượng thép này nếu chuyển về miền Tây thì sẽ là 15,25 triệu đồng. Như vậy, phí vận chuyển tăng bao nhiêu, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm bấy nhiêu.
Nhiều doanh nghiệp taxi sẽ điều chỉnh giá cước để bù lại chi phí xăng dầu.
Ảnh: Diệp Đức Minh
Đó là chưa kể trong sản xuất, các DN cũng phải sử dụng dầu DO để chạy máy nên giá thành cũng phải gia tăng.
Tương tự, ông Vũ Đình Phương - Tổng giám đốc Công ty quạt Á Châu - cũng bày tỏ sự lo ngại về việc tăng giá xăng dầu. Bởi nguyên liệu ngành nhựa chủ yếu được sản xuất từ dầu khí nên giá dầu tăng sẽ đẩy giá nguyên vật liệu của ngành này gia tăng, tác động đến giá thành sản phẩm của ngành này trong thời gian tới.
Cái khó của các DN sản xuất kinh doanh là hiện tại, sức mua trên thị trường quá kém nên DN không thể tăng giá bán ra dù chi phí tăng mạnh.
Ông Vũ Đình Phương phân tích: hiện đang là mùa thấp điểm trong việc tiêu thụ sản phẩm quạt. Tăng giá bán sẽ càng khó bán hàng. Nên nếu còn gồng được, các DN cũng sẽ cố gắng để giữ khách hàng. Nhưng DN cũng chỉ gồng đến một mức độ nhất định, nên các loại chi phí đều tăng, đến tỷ lệ nào đó thì DN cũng phải xem xét điều chỉnh lại giá bán ra.
Vận tải hành khách, taxi tăng trước
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc tăng giá liên tục buộc các DN vận tải phải tính tới chuyện điều chỉnh giá. Đợt tăng giá ngày 13.8 vừa qua, nhiều DN, đặc biệt là các DN taxi đã phải tăng giá cước vì đã không tăng trong 2 lần trước đó.
Cụ thể, tính từ đầu tháng 8, giá xăng tăng tới 11%, còn giá dầu diezel tăng trên 7%, vì thế, các doanh nghiệp vận tải đã tăng giá cước trong khoảng 3% - 5% so với giá cước hiện tại để bù lại chi phí xăng dầu.
Theo ông Hùng, lần tăng giá mới đây nhất (ngày 28.8) có thể các DN chưa tính tới chuyện điều chỉnh, nhưng do liền kề với ngày nghỉ lễ 2.9 nên các DN vận tải khách sẽ tăng trước. Ngay cả vận tải hàng hóa cũng sẽ phải tính đến bài toán tăng giá cước trong đợt này, tuy nhiên mức tăng thế nào còn phải dựa trên sự thương lượng với khách hàng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc hãng taxi Nguyên Minh cho hay, 2 lần tăng trước do chưa điều chỉnh, nên lần này hãng sẽ điều chỉnh giá cước tăng thêm 3 - 5%. Tuy nhiên, vướng cho DN ở chỗ mỗi lần điều chỉnh mất gần 1 triệu đồng/xe cho các chi phí đi kèm như cài đặt lại đồng hồ, in ấn biểu giá cước.
Để được tăng giá, các hãng cũng phải gửi đơn lên liên ngành là Sở Tài chính, Sở GTVT và Cục Thuế, mất từ 3 -5 ngày tùy quy mô hãng. Trong khi đó, cứ cách 10 ngày giá xăng dầu lại có một đợt biến động, DN vừa kịp tăng giá thì giá xăng lại tăng lên một nấc mới.
Đại diện Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho hay, hiện tại đã có 12 đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định trên 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã có sự điều chỉnh giá vé dao động từ 4% - 30% sau 3 lần điều chỉnh xăng dầu trong tháng 8.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, mỗi lít xăng theo tính toán của Bộ Tài chính đã bao gồm các loại phí tiêu thụ đặc biệt, phí môi trường, thuế VAT, thuế nhập khẩu xăng dầu, quỹ bình ổn giá chiếm tới gần 30% giá (8.000 đồng). Đây là lý do ông Hùng kiến nghị, cơ quan quản lý cần xem xét giảm bớt các khoản thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu, để giảm giá xăng, giảm gánh nặng cho cả doanh nghiệp và người dân.
Cây xăng bị tước giấy phép nhưng vẫn hoạt động Ngày 29.8, ông Trần Văn Nho, Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết, trong đợt thanh tra vừa qua, Sở đã phát hiện 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh vi phạm về đo lường và chất lượng.
4 cửa hàng bị xử phạt hành chính từ 10-25 triệu đồng và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 12 tháng gồm: DNTN xăng dầu Ngọc Duy (xã Đức Bình Đông, H.Sông Hinh), DNTN xăng dầu Hồng Cát (xã An Ninh Đông, H.Tuy An), Cửa hàng xăng dầu Hòa Tân (xã Hòa Tân Đông, H.Đông Hòa), cơ sở 2 của DNTN xăng dầu Mười Sum (ở xã An Phú, TP.Tuy Hòa). |
Theo Thanh Niên