“Lương tại Việt Nam tăng nhanh hơn lạm phát”

Thứ bảy, 06/10/2012, 08:07
Mức tăng lương bình quân tại Việt Nam trong năm nay khoảng 13,3% cao hơn tỷ lệ lạm phát 2012 được dự đoán là 9,5%, theo kết quả khảo sát của Công ty Mercer mới công bố.

>>"Tôi phải viết thư cho bộ trưởng đòi tăng lương" 
>>Tăng lương tối thiểu: Vẫn còn những ý kiến khác nhau
>>Quốc hội đề nghị: Tăng lương, không tăng giờ làm thêm 
>>Tăng lương tối thiểu của công chức từ 1/5/2012 

Khảo sát lương năm nay do Mercer, công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự và đại diện tại Việt Nam là Talentnet thực hiện đã thu hút 371 công ty tham gia đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Việc thu thập dữ liệu lương thưởng được tiến hành từ 1.381 vị trí của hơn 121.000 nhân viên khắp cả nước.

Theo đó, xét về tỷ lệ tăng lương theo từng ngành thì sản xuất vốn là ngành có tỷ lệ chi trả lương thấp nhất lại có tỷ lệ tăng cao nhất ở mức 13,7%. Theo sau là ngành dược phẩm và hoá chất với mức tăng tương ứng là 13,5% do hai ngành này tình hình kinh doanh vẫn hoạt động khá ổn định so với nền kinh tế nói chung.

Trong khi đó, các ngành tài chính bao gồm quản lý quỹ, tư vấn, tài chính cá nhân có mức tăng lương thấp nhất là 11,3% .

 
lamphat.jpg - 22.62 KB
Tốc độ tăng lương tại Việt Nam cao hơn lạm phát.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mức tăng lương cao nhất là ở cấp lãnh đạo với 16,9% so với tỷ lệ này ở các cấp bậc khác là 13,2%. Trong khi đối với các công ty nước ngoài, tỷ lệ tăng lương ở các cấp là gần như nhau, nổi trội hơn chút ít ở nhóm lao động phổ thông.

Trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên kinh doanh và trưởng phòng tiếp thị vẫn tiếp tục là các công việc được săn đón nhiều nhất, nằm trong nhóm 3 công việc các công ty khó tuyển dụng và giữ nhân tài nhất trong các năm qua.

Trong những năm tình hình kinh tế khó khăn, vị trí trưởng phòng kinh doanh thậm chí còn quan trọng hơn vì đây là công việc mang đến doanh thu truc tiếp cho công ty.

Đối với các phúc lợi dành cho nhân viên, khảo sát chỉ ra rằng bảo hiểm tai nạn là chế độ phúc lợi được hầu hết các doanh nghiệp bao gồm các công ty nước ngoài và công ty Việt Nam thực hiện cho nhân viên.

Tiếp đó là “ bảo hiểm sức khỏe” được 85% công ty trong và ngoài nước lựa chọn. “Xe hơi” và “cho nhân viên vay” cũng là phúc lợi được tỷ lệ các công ty trong nước lựa chọn cao hơn công ty nước ngoài.

Phần đông (71%) các công ty tham gia khảo sát đều thực hiện chế độ trả lương tháng thứ 13, có 16% trả thêm lương tháng thứ 4. Còn lại là số ít trả lương đủ 12 tháng hoặc thực hiện các chế độ trả lương khác.

Bà Hoa Nguyễn, Trưởng bộ phận khảo sát lương và Tư vấn nhân sự theo phương pháp Mercer của Talentnet nhận định, mặc dù năm nay kinh tế khó khăn nhưng tốc độ tăng lương vẫn cao hơn lạm phát. "Đây là một tín hiệu đáng mừng cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam", bà nói.

 

Theo VNE

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn