Vinashin là điển hình thua lỗ, lãng phí

Thứ bảy, 06/10/2012, 09:28
Kết quả thực hiện luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2012 vừa được Chính phủ gửi tới các ĐBQH để phục vụ cho kỳ họp sắp tới.

>> Doanh nghiệp nhà nước: Ai lãng phí, ai tiết kiệm?
>> Vinashin và Vinalines tiếp tục nợ hơn 2.700 tỉ đồng
>> Doanh nghiệp con Vinashin nợ đọng thuế gần 285 tỷ đồng
>> 'Nhà nước quá nuông chiều các công tử Vinalines, Vinashin'

Trong báo cáo, Chính phủ cho hay tuy đã giảm về số lượng, nhưng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong những ngành, lĩnh vực quan trọng thì quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, làm công cụ vật chất để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Công tác quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới. Việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN còn bất cập.
 



Việc mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng ở Vinashin - Ảnh: Mai Vọng
 

“Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai còn thấp. Một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí.

Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng những hành vi vi phạm pháp luật gây lãng phí, thất thoát lớn vốn, tài sản của nhà nước, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, Chính phủ nhận định.

Đáng chú ý, trong phần phụ lục Báo cáo về lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí, Chính phủ dẫn chứng “điển hình như vụ việc tại Tập đoàn CN tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...

Ngoài ra, trong số các tập đoàn, tổng công ty thua lỗ lớn theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ngày 5.9.2012 được Chính phủ dẫn ra trong báo cáo, có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên xăng dầu Quân đội, hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao như Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí.

Một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả là Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty văn hóa Sài Gòn, Tổng công ty xăng dầu Quân đội, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam...

Chính phủ đồng thời cho hay, trong năm 2012, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đăng ký tổng số tiền tiết kiệm do tiết giảm chi phí là 12.548,7 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, tổng chi phí đã thực hiện tiết giảm được theo báo cáo từ 12 tập đoàn, 11 tổng công ty 91 và 19 tổng công ty nhà nước khác ước tính là 4.433 tỉ đồng.


Theo Thanh Niên

 

Các tin cũ hơn