Điểm danh đại gia Việt kiều nổi danh bốn phương

Thứ hai, 26/11/2012, 11:01
Họ là những người Việt đã lập nghiệp và thành công ở nước ngoài, trở thành những triệu phú tỷ phú đo la… Được xem là những người Việt kinh doanh thành công nhất trên thế giới.

>> Vị tỷ phú ẩn danh ở Việt Nam
>> Tỷ phú Trung Đông giàu có như thế nào?
>> Tỷ phú sửa xe đạp
>> Cuộc đời kì lạ của tỷ phú vô gia cư

Trần Đình Trường - Tỷ phú USD ở New York

Trần Đình Trường (sinh năm 1932 - mất ngày 6 tháng 5 năm 2012) được coi là người Việt giàu nhất thế giới với tài sản khoảng 1,2 tỷ usd.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter (gần Quảng trường Thời đại và khách sạn Lafayette ở Buffalo, New York.

Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản lý và cho thuê hệ thống các khách sạn ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia.

Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore "nhằm hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ".

Ông là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Trung Dũng - Huyền thoại tỷ phú công nghệ trên đất Mỹ

Tiến sĩ Trung Dũng, sinh năm 1967, là lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt với tổng tài sản khoảng 1 tỷ usd.

Khi bước chân lên đất Mỹ năm 1985, Trung Dũng chỉ có 2 USD nhưng 15 năm sau, ông đã chuyển nhượng công ty OnDisplay của mình cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỉ USD.

Câu chuyện về thành công của ông đã trở thành "huyền thoại" trong giới công nghệ cao, và được nhiều tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal,... tường thuật và in trong cuốn sách The American Dream (Giấc mơ Mỹ) của biên tập viên đài CBS Dan Rather.

Tốt nghiệp cử nhân khoa học máy tính và toán học ứng dụng tại Đại học Massachusetts, Boston năm 1988. Lấy bằng cao học, đang học tiến sĩ thì bỏ dở vì mẹ bệnh ung thư nặng. Sau này, năm 1992 ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Boston. Vợ của ông là bác sỹ Nam Phương tốt nghiệp Đại học Stanford về ngành ung thư.

Ông thành lập công ty On Display Inc năm 1996. Công ty được xem là một trong 10 công ty IPO (công ty lần đầu lên sàn chứng khoán) thành đạt nhất Hoa Kỳ của năm 1999.

Năm 2005, ông thành lập và là giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Hiển - Người Việt Nam giàu nhất Đức

Là người Việt nổi tiếng tại Đức, ông Nguyễn Văn Hiển hiện sở hữu một khối tài sản rất lớn, trong đó có Trung tâm thương mại Đồng Xuân tại Berlin. Nơi đây là địa điểm tập trung nhiều người Việt kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, do đó, khi được nhiều công ty Đức hỏi mua lại, ông Hiển đã kiên quyết không bán.

Ngoài ra, ông đang đầu tư khoảng 30 triệu euro để xây dựng một trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin, nhằm quảng bá văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam tới bạn bè Đức.

Darunee - Người Việt thành đạt nhất ở Thái Lan

Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán loại giỏi tại trường Chulalongkorn University, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Thái Lan, bà lập gia đình với một người Thái gốc Trung. Sau đó, hai vợ chồng bắt tay vào việc gây dựng sự nghiệp kinh doanh.

Bắt đầu với số vốn vài chục ngàn baht dành dụm, đứng ra làm đại lý máy lạnh York của Mỹ ở Bangkok, sau gần bảy năm vợ chồng Darunee thành lập được công ty riêng - Công ty sản xuất máy lạnh Senator - khi Darunee bước sang tuổi 30.

Từ một nhãn hiệu còn xa lạ, chỉ trong vài năm máy lạnh Senator trở nên rất quen thuộc ở Thái Lan với doanh thu lên đến 500 triệu baht hằng năm và nhân viên hàng ngàn người.

Vợ chồng Darunee còn có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất, kinh doanh điện máy lớn khác ở Thái Lan. Bà được giới kiều bào đánh giá là người gốc Việt thành đạt nhất ở Thái Lan hiện nay.

Bà Darunee kể những năm chiến tranh ở Việt Nam và khoảng thời gian Việt Nam - Thái Lan chưa đặt quan hệ ngoại giao, hầu như tất cả cộng đồng người Việt ở Thái rất ngại nhận mình là người gốc Việt vì sợ sẽ gặp khó khăn. Riêng bà Darunee nổi danh là "người Việt dũng cảm" vì khi đó đi đâu bà cũng mạnh dạn nhận: "Tôi là người Việt Nam, tôi tự hào mình là người Việt Nam".

Theo VEF

Các tin cũ hơn