Bất chấp bế tắc tại Washington và một loạt các rủi ro kinh tế, đồng USD đã tăng 7% kể từ cuối năm 2011. Đây là một sự chuyển biến rõ rệt của đồng tiền này trong bối cảnh suy thoái kinh tế không ngừng hàng thập kỷ qua. Nếu xu hướng tăng này tiếp tục, và có nhiều lý do để tin rằng điều đó sẽ xảy ra, thì đồng đô la Mỹ có thể một lần nữa trở thành đồng tiền toàn năng.
Sự suy giảm của đồng USD trong 30 năm qua vượt qua những gì hầu hết người Mỹ nhận thấy. USD mất gần một nửa giá trị so với các đồng tiền chính từ năm 1985 và đồng tiền này giảm 33% chỉ trong 11 năm qua.
Thực tế, giá trị của đồng USD hiện nay thấp hơn năm 2009 khi suy thoái kinh tế kết thúc, bởi vào thời điểm đó chính sách của các chính phủ ở châu Âu và Nhật Bản là giữ đồng euro và yên ở mức giá cao.
Ảnh minh họa
Một đồng tiền yếu có thể thúc đẩy kinh tế của một quốc gia trong ngắn hạn bằng cách khiến sản xuất hàng hoá rẻ hơn và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, về lâu dài, một nền kinh tế mạnh thường đi kèm với một đồng tiền mạnh.
Một đồng tiền tăng giá khi ngoại tệ chảy vào trong nước nhiều hơn dòng tiền chảy ra. Những dòng vốn chảy vào này không chỉ xuất phát từ hoạt động xuất khẩu mà còn từ hoạt động của các nhà đầu tư thấy cơ hội đầu tư hoặc đang tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn cho các khoản đầu tư của họ. Kết quả là, đồng USD mạnh hơn là tín hiệu hồi phục kinh tế Mỹ và triển vọng sáng sủa hơn cho thị trường chứng khoán Mỹ.
Ba lý do để tin rằng đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá
Thứ nhất, kinh tế của các quốc gia lớn khác vẫn đang trong tình trạng trì trệ. Kinh tế Mỹ có thể chậm chạp nhưng quốc gia này đã tăng trưởng 14 quý liên tiếp kể từ khi suy thoái kết thúc vào giữa năm 2009. Ngược lại, các nền kinh tế khu vực châu Âu năm 2012 khủng hoảng trầm trọng và dự báo tình trạng sẽ xấu hơn nữa trong năm nay.
Hai trong số những quốc gia khó khăn nhất là Italia với bất ổn chính trị và Síp sa lầy trong khủng hoảng tài chính. Anh đang trên bờ vực suy thoái kinh tế lần 3 kể từ năm 2008. Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại trước lo ngại một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. So với các quốc gia này thì triển vọng kinh tế Mỹ khá ổn định.
Thứ hai, các đồng tiền chính khác vẫn được định giá quá cao. Một cách để đánh giá các đồng tiền là so sánh xem chúng có thể mua được bao nhiêu tại quê hương của mình (ngang giá sức mua). Theo cách tính này, đồng euro, yên, bảng Anh được định giá cao hơn từ 2% đến 10%. Các đồng tiền khác như đô la Australia, đô la Canada và đồng franc Thuỵ Sĩ thậm chí được định giá cao hơn. Ngoại lệ duy nhất là đồng nhân dân tệ từ lâu đã được định giá thấp nhằm khuyến khích xuất khẩu.
Trong những tháng tới, một số đồng tiền có khả năng sẽ giảm, thúc đẩy đồng USD tăng giá. Nếu điều này xảy ra, Mỹ sẽ không chỉ trở thành một thị trường an toàn thu hút các nhà đầu tư muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, mà còn là một nơi hấp dẫn để đầu tư cho những người muốn di chuyển vốn ra khỏi các quốc gia có đồng tiền yếu.
Cuối cùng, đồng USD có thể trở thành một đồng tiền dùng trong giao dịch mua bán dầu. Nga cũng như phần lớn các nước Trung Đông từ lâu được hưởng lợi bởi hoạt động xuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên, sự bùng nổ năng lượng tại Mỹ hiện nay có thể thúc đẩy đồng USD tăng giá.
Trước hết, nhập khẩu xăng dầu đã giảm mạnh lần đầu tiên kể từ những năm 1980. Nhập khẩu dầu của Mỹ giảm 40% trong 7 năm qua. Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế dự đoán Mỹ có thể tự cung tự cấp xăng dầu trong 2 thập kỷ tới. Điều này sẽ hỗ trợ cán cân thương mại. Lý do thứ hai là để chi phí năng lượng tăng chậm hơn, hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế sẽ it chịu ảnh hưởng của lạm phát hơn và tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn. Do vậy, lợi nhuận sẽ dần được cải thiện hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Việc lặng lẽ quay trở lại của đồng USD là nguyên nhân tại sao GDP tiếp tục tăng trưởng và tại sao thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục tăng điểm trong khi chính phủ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Hiển nhiên, không có gì đảm bảo xu hướng này sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, trong thời gian này, tất cả các đối tác thương mại của Mỹ lại đang theo đuổi chính sách làm suy yếu nội tệ. Tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực tế đã kêu gọi phá giá đồng yên để kích thích nền kinh tế Nhật Bản.
Chương trình nới lỏng định lượng ở Mỹ - và sự gia tăng cung tiền vẫn có thể làm giảm giá trị của đồng USD trong dài hạn. Vì vậy các chính sách tốt nhất cho Mỹ lúc này là tập trung hạn chế phần nào đó hơn là cố gắng giảm thâm hụt thương mại trong ngắn hạn, không tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu. Động thái này khuyến khích sự bùng nổ năng lượng trong nước, không những đẩy mạnh chứng khoán Mỹ mà còn cải thiện cả nền kinh tế và đồng USD có thể tiếp tục tăng giá trong nhiều thập kỷ tới.
Theo Gafin