Saigonnews - Window shopping (chỉ xem hàng nhưng không mua) đang trở thành xu hướng ở các hiệu sách ở Mỹ.
Đến cửa hàng bán sách chỉ để “window shopping”
Các chủ nhà sách nên bắt đầu lo ngại khi khách hàng của họ dùng những công cụ có thể vào wifi duyệt web như smart phone hay ipod… trong cửa hàng. Những khách hàng này nhanh chóng để lại quyển sách ngay ngắn trên kệ và bỏ đi, họ sẽ mua sách trực tuyến sau đó - có thể từ những đợt giảm giá của trang web bán ebook online Amazon.com – đối thủ của nhà sách thực.
Trong tương lai, nhà sách chỉ còn là nơi trưng bày sách
Gần đây, một cuộc khảo sát đã xác định rằng việc đi nhà sách đối với độc giả cũng giống như việc đi xem showroom, lo lắng của các nhà buôn sách đang trở thành một cơn ác mộng thật sự. Theo một khảo sát trong tháng 10 được tiến hành bởi tập đoàn Codex, một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn về sách cho biết.
- 24% người được phỏng vấn mua sách từ nhà bán lẻ ebook trực tuyến đã đi đến cửa hàng sách để “xem mặt” quyển sách đó trước khi mua.
- 39% của những người mua sách từ Amazon trong tháng này cũng thú nhận rằng họ đã đọc thử các cuốn sách ở tiệm trước khi mua hàng từ Amazon, cuộc khảo sát cho hay.
Các chủ tiệm sách hẳn phải thất vọng lắm về kết quả này. Thực tế cho thấy khách hàng đã tận dụng triệt để lợi thế của việc đi nhà sách, tận hưởng không gian ấm áp với lò sưởi, hướng dẫn và những lời giới thiệu từ nhân viên bán hàng. Họ tận dụng tất cả trong khi mang tiền chi tiêu ở nơi khác.
Valerie Koehler, chủ sở hữu của Bookshop Willow Blue tại Houston, cho biết cô đã thường xuyên phát hiện những khách hàng xem tựa sách, chọn trên smart phone thay vì mua những cuốn sách trên giá.
Peter Hildick-Smith, chủ tịch của Tập đoàn Codex, cho biết các nhà xuất bản và các chủ hiệu sách nên lo lắng về việc này, đặc biệt là xem xét sự gia tăng nhanh chóng của thiết bị đọc sách điện tử.
Tại Mỹ, ngành xuất bản đang phải chú ý về xu hướng phát triển mới này, sau khi Borders - một trong những chuỗi cửa hàng bán sách phổ biến nhất trong nước đã thông báo ngừng hoạt động. Tuy nhiên, xu hướng các cửa hàng sách đóng cửa và doanh số bán sách online ngày càng tăng không phải là chỉ xảy ra duy nhất ở thị trường Mỹ. Thật vậy, xu hướng này đã được cũng quan sát thấy ở Singapore và các nước châu Á khác.
Lý do
Một trong những lý do chính làm tăng số lượng các cuốn sách đang được mua trực tuyến vì công nghệ ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn trên thế giới. Cách đây không lâu, việc sở hữu một máy tính hoặc thiết bị di động cho phép truy cập internet chỉ dành cho những người giàu có ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bây giờ công nghệ đã trở nên rẻ hơn rất nhiều và dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người, việc sử dụng của internet đã tăng đều ở tất cả các thị trường.
Điều này đặc biệt đúng trong thị trường châu Á, nơi nhiều thiết bị điện toán có thể được mua với giá rất rẻ. Trong khi một chiếc iPad của Apple đáng giá vài trăm USD, những thiết bị của Trung Quốc với chức năng tương tự có thể được bán chỉ hơn 150 $. Điều này làm cho những người có túi tiền eo hẹp vẫn có thể trở nên sành về công nghệ.
Kindle ra đời, "khai tử" cho sách giấy
Một lý do cho xu hướng này là internet làm cho nhiều loại sách trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt nếu chúng có sẵn ở định dạng kỹ thuật số. Ở nhiều nước, bởi những định kiến của xã hội, sẽ rất khó khăn để tìm những cuốn sách khiêu dâm chẳng hạn. Và với sự gia tăng đột biến của việc xuất bản sách điện tử, sách có thể được mua từ những trang web như Amazon, hay các trang web độc lập bán ebook. Hồi tháng 7, Amazon cho biết gian hàng Kindle của họ có 950.000 sách, 800.000 trong số đó có giá dưới 10 USD.
Một lý do khác để sách điện tử ngày càng phát triển rộng rãi là do giá thành để sở hữu một đầu sách là rất rẻ. Như đã nói ở trên, có những quyển ebook có giá dưới 10 USD. Trong khi đó những quyển sách này nếu như được đóng bìa, xuất bản thì không thể có giá đó, mà đắt hơn khoảng 1,5 đến 2 lần. Sau khi chúng được trưng bày trong những nhà sách, nhiều chi phí khác lại đội giá lên một lần nữa như điện sưởi, nhân viên…
Có thể nói, trong tương lai không còn xa, sách giấy chỉ còn dành cho những người hoài cổ và thích sưu tầm những bản in có thể cầm trên tay thưởng thức. Và những người viết sách – cả chuyên nghiệp và không chuyên, viết những tác phẩm từ lãng mạn đến viễn tưởng cũng đang có xu hướng tự xuất bản trực tuyến những đứa con tinh thần của mình.
Công nghệ mở ra một thời đại mới cho việc đọc sách, nhưng có vẻ như nó lại làm mất đi nét thi vị của một sở thích đầy tính nhân văn.