Ngành công nghiệp Ý, Tây Ban Nha phá hỏng kế hoạch tiết kiệm euro

Thứ hai, 05/12/2011, 10:11
SaigonNews - Cuộc khủng hoảng nợ không chỉ hủy hoại Tây Ban Nha mà còn làm cho năng lực công nghiệp Ý thất bại trong việc thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách ở Berlin và Paris.


Một cuộc khảo sát cho thấy các nhà sản xuất Tây Ban Nha
đã cắt giảm mua đầu vào với tốc độ chóng mặt trong hai năm rưỡi qua.


Một thắc mắc đáng chú ý: “Chúng tôi đã nghe rất nhiều từ các nhà lãnh đạo Pháp và Đức về tượng lai của châu Âu, vậy còn quan điểm của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy là gì? Không chỉ ý kiến của các nhà lãnh đạo, ý kiến của người dân và công nhân tại các doanh nghiệp thì sao?”

Đúng như thế, trong tuần qua, dữ liệu về sản xuất của Tây Ban Nha và Italy đáng chú ý hơn so với bài phát biểu của các vị chính trị gia. Nói cách khác thì việc này đã bị lấn át bởi “tiếng ồn” từ Brussels, Paris và Berlin thay vì nhận được sự quan tâm hơn.

Markit, nhà cung cấp dữ liệu tài chính cho biết, các nhà sản xuất ở Tây Ban Nha đã trải qua một tháng tồi tệ nhất trong hơn hai năm qua, họ đã phải cắt giảm mạnh nguyên liệu đầu vào, kéo theo việc giảm đáng kể số lượng đơn đặt hàng.

Trong thực tế, các công ty Tây Ban Nha đã liên tục gợi ý với ECB về việc tăng lãi suất trong 2 đợt tháng Tư và tháng Bảy. Với mức lãi suất này chắc chắn các doanh nghiệp sẽ  trở thành những con nợ lớn.

Các nhà sản xuất Ý đã đưa ra một lộ trình tương tự để duy trì khả năng thanh toán của họ bằng cách cắt giảm sản xuất và chỉ đưa ra những mặt hàng mà họ tin cậy là có thể bán được.

Sau ba tháng của cuộc khủng hoảng khu vực châu Âu, tất cả các nhà sản xuất trong khu vực đều đang cắt giảm sản xuất.Kinh tế trưởng khu vực châu Âu của Standard & Poor, Jean-Michel Six nói rằng, có 60% cơ hội cho một cuộc suy thoái trên toàn châu Âu sau hai tháng thu hẹp sản xuất ở Đức và bốn tháng ở Pháp.

S & P đã cắt giảm tăng trưởng GDP thực năm 2012 (GDP điều chỉnh lạm phát) dự báo cho Pháp từ 0,8% đến 0,5%; Đức từ 1% đến 0,8% và Italia từ 0,2% đến 0,1%.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble lập luận rằng các doanh nghiệp ở những nước ngoại vi eurozones nên sử dụng chi phí cao hơn đối với đồng euro và  họ nên nói với công nhân (đặc biệt là Đức) phải chấp nhận tình trạng đóng băng tiền lương và các mô hình làm việc linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, thực tế trước mắt là các khoản nợ của họ quá cao để mang lại một sự thay đổi hoàn toàn cho vận mệnh của mình. Đức đã đóng băng chi phí lao động và cắt các khoản phúc lợi tại thời điểm xuất khẩu đang bùng nổ. Hầu hết các nước EU đã tăng các khoản nợ phải trả đối với hàng hóa của Đức và nước này đang đối diện với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Riêng đối với một nước như Tây Ban Nha thì lượng thanh niên thất nghiệp ở mức hơn 40% sẽ dẫn tiến đến bất ổn xã hội.

Tổng đình công ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp có lẽ chỉ là khởi đầu, sắp tới viễn cảnh công nhân Ý và Tây Ban Nha đổ ra các đường phố là không thể tránh khỏi.

 

Thanh Nga
(Theo Guardian)

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích