Những cầu thủ ngày nay còn tự biết xây dựng thương hiệu cho riêng mình. |
Khi bạn nhìn vào các vận động viên tài năng (và những thương hiệu họ đại diện), bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của việc xây dựng thương hiệu bản thân. Giống như huyền thoại Michael Jordan, các vận động viên cũng đang xây dựng tên tuổi của chính mình bên ngoài các trận thi đấu.
Stephen Curry với Under Armour và Express
Những thương hiệu này đã xây dựng hình ảnh thương hiệu xung quanh Stephen Curry từ trước mùa giải 2014-2015. Under Armour, Express và Degree tiêu thụ được khá nhiều sản phẩm nhờ sự nổi tiếng của Curry, và hình ảnh của anh ấy đang dần trở lên lớn mạnh ngay cả ngoài sân đấu.
Giám đốc điều hành của Under Armour, Kevin Plank nói rằng mục tiêu của ông là “xây dựng thương hiệu bóng rổ tỷ đô” với sự hỗ trợ từ hậu vệ của đội Golden State Warriors. Theo Market Watch, từ khi Curry được vinh danh cầu thủ xuất sắc nhất hồi tháng 5, cổ phiếu của Under Armour đã tăng gần 13%, tức là tăng 25% trong năm nay.
Express sử dụng lợi thế từ cộng đồng fan trên Instagram của Curry, đăng khá nhiều bức ảnh anh ấy mặc đồ của thương hiệu này. Mọi người cũng chưa thể xác định rõ cách này ảnh hưởng đến thị trường thời trang nam của Express như thế nào. Nhưng xem xét việc Curry bán áo jersey của mình khá tốt, nó có thể sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu.
Cristiano Ronaldo với Nike
Theo Forbes, Ronaldo là một trong những vận động viên “dễ bán” nhất trên thế giới. Với khoảng 170 triệu fan theo dõi trên Facebook và Twitter, cầu thủ của đội Real Madrid đã làm việc với Nike để quảng bá dòng sản phẩm lấy cảm hứng từ sự nghiệp của anh.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tiền đạo người Bồ Đào Nha cũng cho ra mắt dòng giày thời trang riêng của mình, bộ sưu tập cao cấp của CR7, được sản xuất bởi Portugal Footwear. Sử dụng mạng xã hội như là cách tiếp cận trực tiếp, Ronaldo chắc chắn sẽ đưa sản phẩm của mình lên vị trí nổi bật nhất.
Trong thực tế, một tweet của ngôi sao này được định giá khoảng $260,490. Nó mang đến giá trị là khoảng 1500 đôi già bán được sau mỗi tweet. Việc kinh doanh thời trang đã củng cố vị thế của anh, không chỉ là một bảo chứng tin cậy mà còn là một mỏ vàng tiếp thị của riêng mình.
Serena Williams với HSN
Nike là doanh nghiệp lớn nhất về đồ thể thao và Serena Williams đã ký một thỏa thuận hợp tác 5 năm với thương hiệu này kể từ năm 2013. Nhưng đó chưa phải tất cả trong đế chế của cô. Ngôi sao quần vợt này đã tung ra dòng quần áo của riêng mình với HSN.
Bộ sưu tập được ra mắt ngay sau chiến thắng của cô trong giải Quần vợt Mỹ mở rộng năm 2014. Đây cũng là một phần trong dộng thái của HSN để tái định vị thương hiệu trong thị trường bán lẻ. Còn dường như Williams xem đây là cơ hội để thể hiện mình như một bậc thầy thời trang ngoài sân đấu.
“Nó khiến tôi bận rộn nhưng vô cùng hạnh phúc bởi vì tôi yêu thời trang. Tất cả mọi người đều biết tôi yêu thời trang, bởi vậy nó thật tuyệt vời,” cô nói.
Khi một cầu thủ cởi bỏ đồng phục của họ, cả thế giới sẽ bắt đầu băn khoăn, “Họ là ai? Họ có thể làm gì khác? Họ thích điều gì?” Bản thân các vận động viên luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi này bằng cách đại diện cho các thương hiệu mà họ thấy phù hợp. Sử dụng những kết nối thông qua truyền thông xã hội, các vận động viên cũng đang thể hiện sự thông minh của họ trong thế giới tiếp thị.
Theo Tri Thức Trẻ