Tăng cả hai chiều
Từ 20/11, Nhật Bản quyết định nới thủ tục visa cho khách đi du lịch Nhật Bản. Theo đó, du khách chỉ cần nộp ảnh và đơn xin thị thực cho một trong 56 công ty du lịch được phía Nhật chỉ định là gần như đã xong thủ tục xin thị thực. Một số giấy tờ cần thiết mà người xin cấp thị thực phải chuẩn bị từ trước đến nay như giấy tờ chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi…được lược bỏ. Nhờ đó, một trong những khó khăn lớn nhất khi đi du lịch Nhật là xin visa đã được gỡ.
Điều này như kích thêm thêm ‘cơn sốt’ du lịch Nhật Bản đã nhen nhóm. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2014, số lượng khách Việt Nam sang Nhật Bản là 80.100 người, tăng 50% và gần bằng cả năm 2013. Và khi áp dụng thủ tục nới lỏng cho thị thực một lần, khách Việt Nam tới Nhật Bản sẽ tăng thêm nhiều lần.
Theo đó, thời gian tới, hai nước phấn đấu cho mục tiêu mỗi năm đưa 1 triệu du khách Nhật Bản sang Việt Nam và đưa 200.000 khách Việt Nam đến Nhật Bản.
Việc Nhật Bản đơn giản thủ tục visa cho du khách Việt Nam như một chất kích thích du khách Việt đặt tour đi chơi đất nước hoa anh đào nhiều hơn |
Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng Giám đốc công ty du lịch Vietravel cho biết: Nhật Bản vừa là điểm đến du lịch, vừa là nguồn khách nước ngoài Inbound.
Khảo sát sơ bộ tài các DN cho thấy, số khách đi Nhật đã tăng qua từng tháng. Ở Vietravel, khách du lịch Nhật Bản 10 tháng đầu năm 2014 tăng 180 % so với cùng kỳ 2013. Trong khi đó, ở Newstar tour, khách mua tour du lịch Nhật Bản tăng đột biến khoảng 30% so với cùng kì năm ngoái thì nay với ưu đãi thị thực này, mùa đông này công ty dự kiến khách du lịch Nhật Bản tăng khoảng 50 – 70%.
Đại diện các DN cho rằng, với chính sách áp dụng thị thực một lần và việc Vietnam Airlines tích cực mở nhiều đường bay thẳng tới các thành phố lớn của Nhật Bản từ 3 điểm bay chính là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, đường đến Nhật Bản của du khách Việt Nam sẽ rẻ và dễ dàng hơn nên khách sẽ tăng lên.
Nhật Bản được du khách Việt Nam ưu thích bởi có nhiều cảnh đẹp và các chương trinh tham quan hợp lý. Nếu như trước đây, du khách Việt Nam mới chỉ biết đến các đường tour chính như Tokyo, Nagoya, Hakone, Kobe, Osaka… Thì nay, các DN đã khai thác thêm lựa chọn mới hấp dẫn như đảo Kyushu bao gồm các tỉnh Fukuoka, Nagasaki, Huis Ten Bosch, Kumamoto, Núi Aso, Beppu. Trong đó, Fukuoka có chuyến bay thẳng từ Việt Nam, kéo dài chỉ 4 giờ.
Nhật Bản được du khách Việt Nam ưu thích bởi có nhiều cảnh đẹp |
Ông Tetsuro Kawano - Giám đốc phát triển thị trường du lịch nước ngoài của Cục xúc tiến Du lịch vùng Kyushu cho biết “Du lịch Kyushu còn khá mới đối với du khách Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu đến du khách Việt Nam những sản phẩm với mức giá ưu đãi nhất nhằm gia tăng kích cầu du lịch”.
Nhờ sự hợp tác của các hãng bay, DN du lịch và công ty đối tác Nhật Bản mà giá tuor của nhiều DN lớn đến Kyushu đã giảm đáng kể trong thời giam qua.
Kyushu là cửa ngõ phía Nam Nhật Bản để đến vùng đất liền của châu Á, và đây cũng là trung tâm giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia còn lại của châu Á. Đến Kyusu, du khách sẽ được thăm chùa Đại Âm tự - nơi lưu giữ phần mộ của công chúa Ngọc Hoa (con gái thứ 3 của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và hôn phu. Công chúa Ngọc Hoa là người Việt đầu tiên định cư tại Nhật Bản và là biểu tượng cho mối giao ban tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt – Nhật.
Khi khám phá vùng Kyushu, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn miệng núi lửa lớn nhất thế giới ở Vườn quốc gia Aso ở độ cao 1268m so với mực nước biển đang hoạt động.
Đến thăm tỉnh Beppu, du khách sẽ lạc vào thế giới của 2.849 suối nước nóng, ao bùn với 9 loại khoáng nóng khác nhau – một con số kỉ lục của thế giới. Hằng ngày có khoảng 136.212 ki lô lít nước nóng được phun ra từ mặt đất, thu hút hơn 4 triệu khách du lịch đổ về đây tắm suối nước nóng mỗi năm.
Ông Lương Lê Vinh - Đội trưởng Đội khách đặc thù của Vietnam Airlines cho biết, trong thời gian tới, Vietnam Airlines sẽ mở thêm nhiều chuyến bay tới vùng Kyushu, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành đưa du khách Việt Nam sang du lịch vùng Kyushu cũng như các điểm khác ở Nhật với mức giá ưu đãi nhất.
Theo VEF