Trong khi đó, lượng gạo tồn kho năm 2012 chuyển sang trên 932 nghìn tấn và gạo của vụ lúa Mùa và Thu Đông 2012 thu hoạch trong tháng 1/2013 khoảng 400 nghìn tấn. Như vậy, tổng lượng gạo ước đạt 6,53 triệu tấn.
Cân đối tiêu thụ với lượng xuất khẩu từ tháng 1/2013 đến 4/2013 khoảng 2,5 triệu tấn (bình quân 600 nghìn tấn/tháng) cộng với lượng gạo tiêu thụ nội địa và gối đầu sang vụ Hè Thu 2 triệu tấn, thì lượng gạo dư ở con số 2 triệu tấn.
Dự kiến năm 2013, Việt Nam sẽ phấn đấu xuất khẩu tối thiểu 7,5 triệu tấn gạo, thấp hơn so với năm 2012 là 7,72 triệu tấn. |
Trước tình hình trên, cộng với dự báo tình hình xuất khẩu gạo năm 2013 không được thuận lợi do khả năng Thái Lan, Ấn Độ sẽ “xả” khối lượng lớn gạo tồn kho ra thị trường thế giới, và giá xuất khẩu giảm, Bộ Nông nghiệp nhận định khả năng tiêu thụ thóc, gạo cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp khó khăn.
Do đó, để chủ động việc mua tạm trữ thóc, gạo kịp thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Chính phủ tạm trữ tối đa 1,5 triệu tấn gạo trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 theo cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện hành, tức theo năm 2012.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc hoàn thiện Quy chế hỗ trợ tạm trữ lúa, gạo. Theo đó, Bộ Nông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua tạm trữ thóc, gạo trong tháng 1/2013, đồng thời phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện Dự thảo Quy chế hỗ trợ tạm trữ lúa, gạo trong tháng 2/2013.
Dự kiến năm 2013, Việt Nam sẽ phấn đấu xuất khẩu tối thiểu 7,5 triệu tấn gạo, thấp hơn so với năm 2012 là 7,72 triệu tấn.
Theo VnEconomy