Tuy nhiên, mới đây việc ca sĩ này liên tục quảng cáo cho ứng dụng chat WeChat của Trung Quốc trên trang cá nhân của họ đã tạo ra sự bức xúc trong cộng đồng mạng.
Ca sỹ Bùi Anh Tuấn. |
Tại trang cá nhân của ca sĩ Bùi Anh Tuấn, fan hâm mộ đã thẳng thắn kêu gọi Bùi Anh Tuấn ngưng quảng cáo WeChat trên Facebook, nếu không sẽ... mất fan, tự hủy hình ảnh đẹp đã tạo dựng trong mắt công chúng trong suốt thời gian qua.
Trả lờiv ấn đề quảng bá WeChat, Bùi Anh Tuấn khẳng định: Tất cả những status ở trang fanpage của tôi là Bùi Anh Tuấn không phải do tôi quản lý, mà do anh quản lý của tôi đang quản lý trang đó.
“Tất cả những status tôi up thì đều up lên trang cá nhân của mình là Tuấn tươi tỉnh thôi. Hoàn toàn không phải do tôi”, Bùi Anh Tuấn khẳng định.
Thực tế mà nói, chuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc fanpage của ca sĩ trẻ Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì quảng cáo cho phần mềm, mà còn nhiều điều nguy hiểm đằng sau công cụ chat của Trung Quốc.
Người dùng Việt Nam có lẽ không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền "đường lưỡi bò" trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này.
Quảng bá WeChat trên fanpage của Bùi Anh Tuấn. |
Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent (Trung Quốc) đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật!
Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat vẫn sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Weixin, tấm bản đồ với "đường lưỡi bò" hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại Việt Nam đều xác nhận tấm bản đồ sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế này.
Nếu như Tencent công bố danh sách hơn 1 triệu người dùng WeChat tại Việt Nam, cũng như hàng chục triệu người dùng khác trên khắp thế giới đã chấp nhận "bản đồ lưỡi bò", Trung Quốc sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại Biển Đông.
Câu chuyện bản đồ WeChat tương tự vấn đề hộ chiếu lưỡi bò của chính phủ Trung Quốc. Khi hộ chiếu này xuất hiện, Việt Nam và nhiều quốc gia đã phản đối, Hải quan Việt Nam đã kiên quyết không đóng dấu vào hộ chiếu, thay vào đó cấp hộ chiếu rời cho công dân Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam. Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Ấn Độ, Philippines cũng ra tuyên bố phản đối. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố không công nhận hộ chiếu lưỡi bò.
Theo trang mạng Weibo, đầu năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực hiện nghiêm túc việc thể hiện chủ quyền nước này trong bản đồ của sản phẩm. Ngay sau đó, rất nhiều trò chơi trực tuyến, các trang mạng xã hội, trang tìm kiếm Baidu đã tuân thủ chủ trương này.
Khi các sản phẩm công nghệ của Baidu, Tencent… tiến ra toàn cầu, họ cũng phải thực hiện đúng chỉ đạo trên. Tại Việt Nam, công ty VNG đã đóng cửa ngay lập tức game Chinh Đồ của đối tác Giant Interactive, Trung Quốc, sau khi trò chơi này ngấm ngầm đưa "bản đồ lưỡi bò" vào.
Theo GDVN