Giờ đây, các nhà thiên văn học có thể nhìn ngược về 9,6 tỷ năm trong quá khứ nhờ vào phát hiện mới của Hubble: thiên hà thấu kính nằm ở khoảng cách xa nhất từ trước đến nay.
Do kích thước quá lớn, thiên hà này bẻ gãy lực hấp dẫn, bóp méo ánh sáng đến từ các vật thể đằng sau nó và từ đó khuếch đại hình ảnh phía sau, cho phép giới thiên học nhìn ngược về 9,6 tỷ năm, tức phá kỷ lục trước đây đến 200 triệu năm.
Đằng sau thấu kính thiên hà này, các chuyên gia có thể quan sát một thiên hà xoắn ốc nhỏ vừa mới hình thành và đang diễn ra các đợt bùng nổ sao.
Từ đây, ánh sáng phải mất hơn 10,7 tỷ năm mới đến được Trái đất.
Nếu các nhà thiên văn học có thể tiếp tục định vị được những thiên hà thấu kính như vậy, họ có thể nhìn thấu cách thức các thiên hà trẻ tiến hóa và trở thành các thiên hà chứa đầy vật chất tối như ngày nay.
Đây là công trình do một nhà khoa học Mỹ gốc Việt dẫn đầu, nhà khoa học Kim-Vy Tran của Đại học A&M Texas.
Theo Dân Việt