Điều khiển máy tính, xe lăn bằng…lưỡi

Thứ tư, 22/02/2012, 15:35
Một ứng dụng mới của iPhone sử dụng hệ thống điều khiển bằng lưỡi Tongue Driver System giúp người dùng có thể điều khiển được máy tính hoặc xe lăn điện tử bằng cách gắn một cảm biến nam châm nhỏ vào lưỡi của người điều khiển.
 
 
Nhiều bệnh nhân bị chấn thương tủy sống cấp cao sẽ được áp dụng công nghệ mới để có thể vận hành xe lăn hoặc máy tính cá nhân. Công nghệ này đòi hỏi người sử dụng thổi hoặc đẩy một lượng áp suất của không khí vào ống hút, và bộ cảm biến sẽ nhận dạng yêu cầu của họ. Bộ cảm biến điều khiển xe lăn và các thiết bị khác bằng lưỡi sẽ sớm được công bố từ bản thử nghiệm bởi các nha khoa từ Viện công nghệ Georgia.


Bộ cảm biến được gắn trong vòm miệng.

 
Một miếng nhựa nhỏ sẽ được gắn dọc theo vòm miệng , hệ thống Tongue Driver System sử dụng cảm biến để theo dõi sự chuyển động của một nam châm đính trên lưỡi của người sử dụng, qua đó cho phép người dùng ra lệnh bằng cách đưa lưỡi của mình theo nhiều hướng khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã trình bày mẫu thử nghiệm tại hội nghị quốc tế IEEE Mach Solid-State ở San Francisco trong tuần này, được cải thiện từ phiên bản cũ là bộ cảm biến gắn vào tai nghe của người dùng.
 
Giao diện chính của chương trình được hiển thị từ chiếc iPod (hoặc các thiết bị iOS khác), kết nối không dây vào bộ cảm biến và kết nối iPod vào chiếc xe lăn. “Bằng cách gắn bộ cảm biến di chuyển bên trong miệng, chúng tôi đã tạo ra một hệ thống chuyển động cơ học tiện lợi và đầy thoải mái cho người sử dụng” – Ông Maysam Ghovanloo, giáo sư tại trường kỹ thuật điện và máy tính cho biết trong một tuyên bố gần đây. Thành phần cấu tạo của Tongue Driver System là các cảm biến từ trường được gắn vào bốn góc của miếng nhựa, trong đó có mạch, pin lithium ion, dây cảm ứng để sạc pin và bộ vỏ bọc chống ẩm.

 
Để vận hành chiếc xe lăn hoặc máy tính, thiết bị không dây truyền tín hiệu ra các cảm biến của iPhone hoặc iPod đã được cài đặt phần mềm để nhận dạng các thông tin khác nhau. Các thông tin này sau đó sẽ được chuyển hóa thành nhiều câu lệnh như điều khiển con trỏ trên màn hình hoặc điều khiển cần gạt di chuyển của chiếc xe lăn.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng độ nhạy của thiết bị có thể cho phép người dùng điều khiến bộ cảm biến bằng lưỡi dễ dàng sử dụng hơn so với bộ cảm biến cũ được gắn trên tai. Họ cũng đã chọn ra 11 người bị chấn thương tủy sống cấp cao, đã từng sử dụng qua phiên bản trên tai nghe để thử nghiệm hệ thống Tongue Driver System mới.
 
Một khi mẫu thử nghiệm này đạt được thành công nhất định trên nhóm thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ chuyển sang phiên bản thử nghiệm mới với nhiều người tham gia hơn và nhanh chóng đưa đến cho người dùng bộ sản phẩm tốt nhất.

Anh Vũ (theo cnet)

 

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích